Dự kiến nâng tốc độ từ 80 lên 90km/giờ trên một số tuyến cao tốc

(PLO)- Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết đã điều chỉnh tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc, dự kiến quý I-2024 sẽ có thay đổi giới hạn tốc độ tối đa các tuyến từ 80 lên 90km/giờ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 6-11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn, trả lời chất vấn đối với các lĩnh vực công thương; nông nghiệp và phát triển nông thôn; giao thông vận tải; xây dựng; tài nguyên và môi trường.

Ai chịu trách nhiệm khi dự án giao thông điều chỉnh tổng mức đầu tư?

Chất vấn về lĩnh vực giao thông vận tải, đại biểu Lê Hoàng Anh (đoàn Gia Lai) nêu thực trạng 2/3 tổng vốn đầu tư công của giai đoạn dành cho giao thông nhưng các dự án giao thông ở tất cả các nhóm, cũng như các dự án quan trọng quốc gia đều phải điều chỉnh thời gian thực hiện, tổng mức đầu tư.

Le-Hoang-Anh.jpeg
Đại biểu Lê Hoàng Anh (đoàn Gia Lai).

Theo đại biểu, điều này cho thấy công tác chuẩn bị chủ trương đầu tư, công tác chuẩn bị đầu tư là không chính xác.

Hồ sơ trình đều báo cáo là chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng, khách quan, khoa học, thực tiễn. Các dự án đều có phương án dự phòng, kể cả dự phòng ngân sách” - đại biểu Lê Hoàng Anh nói.

Ông đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết trách nhiệm trong việc trình không chính xác thuộc về ai? Có cần phải xử lý nghiêm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân khi trình để các dự án không chính xác phải kéo dài thời gian thực hiện hay không?

Với câu hỏi đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết trong kỳ trung hạn 2021-2025, Bộ GTVT được giao 64 dự án, với số vốn hơn 300.000 tỉ đồng. Đến nay đã phê duyệt được 60 dự án và đang triển khai.

Quá trình triển khai, cơ bản các dự án đều triển khai tương đối tốt, không tăng tổng mức đầu tư, nếu có cũng tăng cũng ít.

Duy nhất vùng ĐBSCL có ba dự án có mức tăng tổng mức đầu tư tương đối cao, gồm: Dự án cầu Rạch Miễu 2 nối giữa Bến Tre và Tiền Giang, dự án cao tốc An Hữu- Cao Lãnh nối Cao Lãnh- Tiền Giang và dự án Mỹ An- Cao Lãnh thuộc Đồng Tháp.

Bộ trưởng giải thích do khi triển khai khảo sát thiết kế dự án đúng vào thời gian dịch (2020-2021) dẫn đến công tác khảo sát chưa được triệt để. Nguyên nhân chủ yếu do đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng của các địa phương này. Cụ thể, khi khảo sát một đơn giá nhưng khi triển khai chính thức lại một đơn giá nên tổng mức đầu tư của ba dự án tăng hơn so với bình thường.

Về xem xét trách nhiệm, ông Thắng nói Bộ GTVT “thực hiện rất nghiêm túc”. “Cá nhân tôi đã có những văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng, thậm chí có văn bản gửi các các bộ ngành liên quan để cùng kiểm tra, thanh tra và xử lý trách nhiệm.

Đối với nhà thầu, chúng tôi đã có chế tài xử phạt. Với ban quản lý dự án, chủ đầu tư cũng có chế tài để kiểm điểm, xem xét xử lý trách nhiệm, kể cả các cơ quan thẩm định thuộc Bộ GTVT” - Bộ trưởng Bộ GTVT nói.

Theo ông Thắng, hiện Bộ GTVT đang trong quá trình triển khai xử lý xem xét trách nhiệm. Với những trường hợp liên quan đến xử phạt các đơn vị tư vấn Bộ sẽ thực hiện rất nghiêm túc, nghiêm khắc, kể cả việc phạt tiền cũng như không cho phép hoặc hạn chế cho tham gia vào các dự án khác của Bộ GTVT.

tốc độ tối đa trên cao tốc
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng.

Sẽ nâng tốc độ tối đa trên cao tốc

Còn đại biểu Trần Quang Minh (đoàn Quảng Bình) cho biết các doanh nghiệp, cử tri đặc biệt quan tâm đến quy định về tốc độ tối đa trên các tuyến đường cao tốc.

Trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội của kỳ họp này, đại biểu đã nêu vấn đề tại sao nhiều tuyến đường cao tốc khi hoàn thành, đi vào vận hành khai thác chỉ cho phép tối đa là 80 km/giờ và cho rằng như vậy là chưa giảm thiểu tối ưu vận tải, thời gian lưu thông.

Ông Minh đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết thời gian tới có điều chỉnh như thế nào với tốc độ ở đường cao tốc nói chung hay không.

tốc độ tối đa trên cao tốc
Đại biểu Trần Quang Minh (Quảng Bình).

Trả lời đại biểu Minh, Bộ trưởng GTVT cho biết hiện Việt Nam có tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc, có bốn giới hạn tốc độ, thấp nhất là 60km/giờ, cao nhất 120km/giờ. Tiêu chuẩn này đặt ra phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật. Nhiều tuyến đường nếu đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh, theo quy hoạch thì có thể chạy được 120km/giờ, như tuyến Hạ Long – Móng Cái, Hà Nội – Hải Phòng.

“Cùng một tuyến Pháp Vân- Cầu Giẽ chúng ta chạy 100km/giờ nhưng Cầu Giẽ- Ninh Bình là 120km/giờ. Lý do, chỉ có thêm một yếu tố là “có độ nhám” thì từ 100km/giờ có thể nâng lên 120km/giờ”- ông Thắng nói.

Bộ trưởng Bộ GTVT cũng thông tin, từ đầu năm 2023, Bộ GTVT đã cho nghiên cứu rà soát các tiêu chuẩn có phù hợp với thực tế hay chưa. Kết quả cho thấy các tuyến quy định 80 km/giờ có thể nâng lên 90 km/giờ. Các dải tốc độ lớn hơn thì vẫn phải tuân theo tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Từ đó, Bộ GTVT đã điều chỉnh tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc và dự kiến quý I-2024 sẽ có thay đổi giới hạn tốc độ tối đa các tuyến cao tốc từ 80 lên 90km/giờ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm