Đừng bất cẩn mà để trẻ bị điếc

Điều đáng nói là 60% trường hợp trong số này có thể được ngăn chặn. Đồng nghĩa với việc 19 triệu trẻ em có thể không phải bị giảm thính lực.

Theo WHO, thính lực của trẻ em đang càng ngày càng bị đe dọa. Nhiều trường hợp giảm thính lực có thể ngăn chặn rất dễ dàng nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm thính lực ở trẻ, có thể vì gen, vì biến chứng của các bệnh như sởi, quai bị, rubella, viêm màng não, sinh non, nhẹ cân khi sinh. Một điều khá quan trọng nữa là cho trẻ uống thuốc bừa bãi cũng có nguy cơ khiến trẻ bị mất thính lực. Để giữ gìn thính lực cho trẻ, cha mẹ cần:

• Không bao giờ có hành động tạo áp lực vào tai trẻ như bạt tai.

Tránh để nước vào tai trẻ. Tránh bơi ở hồ nước không sạch. Thường xuyên bơi phải dùng dụng cụ che tai.

• Trẻ sơ sinh cần được kiểm tra thính lực để can thiệp sớm và cần được kiểm tra định kỳ thính lực sau này.

• Không đưa vật nhọn vào tai trẻ.

• Không cho trẻ nghe âm thanh lớn.

• Tiêm ngừa sởi, quai bị, rubella, viêm màng não cho trẻ.

Đừng bỏ lỡ

Khởi công dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm, TP.HCM

Khởi công dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm, TP.HCM

(PLO)- Sáng ngày 10-5, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM tổ chức khởi công dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) đi qua địa bàn quận Bình Thạnh và quận Gò Vấp.

Đọc thêm