Liên hợp quốc cảnh báo hiện tượng El Nino hiện đang phát triển mạnh hơn so với thời điểm tồi tệ nhất từng được ghi nhận vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước với những đợt hạn hán kéo dài tại Papua New Guinea và Fiji.
Liên hợp quốc kêu gọi các quốc gia thực thi hoặc phác thảo kế hoạch chống hạn đồng thời cho biết cam kết sẵn sàng hỗ trợ phối hợp cũng như cố vấn chuyên môn.
El Nino là hiện hượng thời tiết đặc biệt với sự xuất hiện của dòng hải lưu nóng bất thường trên Thái Bình Dương. Các dòng hải lưu nóng thường bị gió Đông chặn lại ở Tây Thái Bình Dương, đẩy xuống khu vực Indonesia và Australia.
El Nino xảy ra theo chu kỳ từ 2 đến 7 năm, với cường độ khác nhau, khiến nhiệt độ nước ở Tây Thái Bình Dương có thể tăng lên tới 4 độ C so với bình thường.
Cùng ngày, các thành phố lớn của Mỹ và Trung Quốc đã ra tuyên bố chung về mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời ký kết một loạt thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu.
Trong "Tuyên bố Lãnh đạo về Khí hậu" được Nhà Trắng công bố, các thành phố đều đưa ra mục tiêu cắt giảm riêng về khí thải. Nổi bật là thành phố Los Angeles với cam kết cắt giảm 45% lượng khí thải vào năm 2025, 60% vào năm 2035 và 80% vào năm 2050 (so với mức năm 1990); thành phố Seattle đặt mục tiêu trở thành thành phố trung hòa carbon vào năm 2050.
Thủ đô Bắc Kinh và thành phố Quảng Châu của Trung Quốc đều đặt mục tiêu giữ lượng phát thải không tăng sau vào năm 2020, sớm hơn 10 năm so với cam kết quốc gia. Hàng chục thành phố khác cũng đưa ra mục tiêu tương tự.
Bên cạnh đó, một loạt các thỏa thuận, bản ghi nhớ về chống biến đổi khí hậu giữa các thành phố cũng ký kết.
Tuyên bố trên được đưa ra trong khuôn khổ hội nghị khí hậu diễn ra tại Los Angeles, Mỹ trong hai ngày 15-16/9 với sự tham gia của những người đứng đầu các tỉnh, bang, thành phố của Mỹ và Trung Quốc.
Theo Nhà Trắng, hội nghị cho thấy quyết tâm của hai nước trong việc thúc đẩy tăng cường hợp tác trong lĩnh vực biến đổi khí hậu với cam kết của các thành phố, bang, lĩnh vực tư nhân cũng như các tổ chức phi chính phủ. Hội nghị lần 2 dự kiến sẽ diễn ra tại Bắc Kinh vào năm tới.
Biến đổi khí hậu là một trong những lĩnh vực hợp tác trọng tâm giữa Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia xả thải lớn nhất thế giới. Năm 2014, tại Bắc Kinh, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng cam kết Mỹ sẽ giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ 26-28% vào năm 2025 so với mức ghi nhận 2 thập kỷ trước đó.
Trung Quốc cũng lần đầu tiên đồng ý hạn chế tốc độ gia tăng của lượng khí thải và công bố mục tiêu cắt giảm 60-65% lượng khí thải vào năm 2035 so với mức năm 1990.
Các thỏa thuận trên được cho là tín hiệu tích cực chuẩn bị cho hội nghị thế giới về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc sẽ diễn ra tại Paris, Pháp từ 30/11 đến 11/12 với hy vọng các nhà lãnh đạo toàn cầu sẽ đạt được một thỏa thuận mới về đối phó biến đổi khí hậu./.
Liên hợp quốc cảnh báo hiện tượng El Nino hiện đang phát triển mạnh hơn so với thời điểm tồi tệ nhất từng được ghi nhận vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước với những đợt hạn hán kéo dài tại Papua New Guinea và Fiji.
Liên hợp quốc kêu gọi các quốc gia thực thi hoặc phác thảo kế hoạch chống hạn đồng thời cho biết cam kết sẵn sàng hỗ trợ phối hợp cũng như cố vấn chuyên môn.
El Nino là hiện hượng thời tiết đặc biệt với sự xuất hiện của dòng hải lưu nóng bất thường trên Thái Bình Dương. Các dòng hải lưu nóng thường bị gió Đông chặn lại ở Tây Thái Bình Dương, đẩy xuống khu vực Indonesia và Australia.
El Nino xảy ra theo chu kỳ từ 2 đến 7 năm, với cường độ khác nhau, khiến nhiệt độ nước ở Tây Thái Bình Dương có thể tăng lên tới 4 độ C so với bình thường.
Cùng ngày, các thành phố lớn của Mỹ và Trung Quốc đã ra tuyên bố chung về mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời ký kết một loạt thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu.
Trong "Tuyên bố Lãnh đạo về Khí hậu" được Nhà Trắng công bố, các thành phố đều đưa ra mục tiêu cắt giảm riêng về khí thải. Nổi bật là thành phố Los Angeles với cam kết cắt giảm 45% lượng khí thải vào năm 2025, 60% vào năm 2035 và 80% vào năm 2050 (so với mức năm 1990); thành phố Seattle đặt mục tiêu trở thành thành phố trung hòa carbon vào năm 2050.
Thủ đô Bắc Kinh và thành phố Quảng Châu của Trung Quốc đều đặt mục tiêu giữ lượng phát thải không tăng sau vào năm 2020, sớm hơn 10 năm so với cam kết quốc gia. Hàng chục thành phố khác cũng đưa ra mục tiêu tương tự.
Bên cạnh đó, một loạt các thỏa thuận, bản ghi nhớ về chống biến đổi khí hậu giữa các thành phố cũng ký kết.
Tuyên bố trên được đưa ra trong khuôn khổ hội nghị khí hậu diễn ra tại Los Angeles, Mỹ trong hai ngày 15-16/9 với sự tham gia của những người đứng đầu các tỉnh, bang, thành phố của Mỹ và Trung Quốc.
Theo Nhà Trắng, hội nghị cho thấy quyết tâm của hai nước trong việc thúc đẩy tăng cường hợp tác trong lĩnh vực biến đổi khí hậu với cam kết của các thành phố, bang, lĩnh vực tư nhân cũng như các tổ chức phi chính phủ. Hội nghị lần 2 dự kiến sẽ diễn ra tại Bắc Kinh vào năm tới.
Biến đổi khí hậu là một trong những lĩnh vực hợp tác trọng tâm giữa Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia xả thải lớn nhất thế giới. Năm 2014, tại Bắc Kinh, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng cam kết Mỹ sẽ giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ 26-28% vào năm 2025 so với mức ghi nhận 2 thập kỷ trước đó.
Trung Quốc cũng lần đầu tiên đồng ý hạn chế tốc độ gia tăng của lượng khí thải và công bố mục tiêu cắt giảm 60-65% lượng khí thải vào năm 2035 so với mức năm 1990.
Các thỏa thuận trên được cho là tín hiệu tích cực chuẩn bị cho hội nghị thế giới về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc sẽ diễn ra tại Paris, Pháp từ 30/11 đến 11/12 với hy vọng các nhà lãnh đạo toàn cầu sẽ đạt được một thỏa thuận mới về đối phó biến đổi khí hậu./.
Theo Vietnam+