Facebook, Google và Amazon phải công khai thuế tại EU

Dự thảo luật được đệ trình vào thứ ba vừa qua đã từng được đề xuất trước khi vụ bê bối tài liệu Panama xảy ra.

Vụ việc lần nữa được đề cập giữa những căng thẳng ngày càng tăng trong việc thúc đẩy các công ty lớn trả số tiền thuế tương ứng với họ.

Kế hoạch này dự kiến bao gồm các quy định yêu cầu những doanh nghiệp có thu nhập hơn 600 triệu bảng Anh trong một năm phải công khai thuế của mình để công chúng giám sát.

Các công ty phải tiết lộ lợi nhuận và tài khoản tại tất cả quốc gia đang hoạt động trong khối EU.

Kể từ vụ bê bối tài liệu Panama, một điều khoản mới có báo cáo được thêm vào, yêu cầu các công ty công khai số tiền mà họ kiếm được tại các khu vực tránh thuế.

Tuyên bố tổng quát cuối cùng sẽ tiết lộ lợi nhuận trong phần còn lại của thế giới, điều này được xem như một mục duy nhất.

Facebook, Google, Amazon và các công ty đa quốc gia khác phải đối mặt với các cuộc kêu gọi công khai các vấn đề thuế (ROMEO GACAD/AFP/Getty Images)

Theo The Guardian, chủ tịch ủy ban Jean-Claude Juncker được cho rằng có ý định ủng hộ việc thông qua các sáng kiến.

Nhưng kiến nghị đã vấp phải sự phản đối từ cả hai nhà vận động, nói rằng nó sẽ không hiệu quả và các tập đoàn kinh doanh cảnh báo một số công ty đa quốc gia có thể ngưng hoạt động tại châu Âu hoàn toàn.

Ngoài ra còn có một số lo ngại xung quanh thực tế là không có điểm chung giữa các quốc gia thành viên EU về những gì cấu tạo nên một khu vực tránh thuế.

Các kế hoạch này sẽ được trình bày bởi ủy viên EU của nước Anh, Lord Hill. Ông nói với BBC: "Đây là một suy nghĩ chín chắn nhưng cũng là một đề nghị đầy tham vọng cho sự minh bạch về thuế".

"Đề nghị của chúng tối với các nước khác, tất nhiên, không tập trung chủ yếu vào việc ứng phó với Tài liệu Panama nhưng có sự kết nối quan trọng trong việc chúng tôi tiếp tục minh bạch thuế và các nơi tránh thuế mà chúng tôi đang xây dựng thành đề án.”

Với các ngân hàng, công ty khai thác mỏ và lâm nghiệp được bao phủ bởi các luật báo cáo tương tự, các đề xuất mới sẽ cho thấy sự minh bạch trong khoảng 90% doanh thu của các công ty trong khối EU.

Vẫn còn phải chờ xem những quyền lực nào EU sẽ phải chủ động đưa ra để giải quyết vấn đề giảm thiểu thuế, vượt qua các thách thức trước mắt.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm