Khảo sát đề nghị các tài xế bỏ phiếu thái độ của khách hàng và cho thấy: Định kiến của người dùng đối với tài xế thể hiện rõ qua năm điểm: Hủy chuyến mà không phản hồi (27,3%); thái độ hách dịch, cáu gắt (21,9%); nói chuyện bằng từ ngữ thiếu tôn trọng (20,2%); yêu cầu tài xế chờ lâu ở điểm đón (20%); chê bai công việc tài xế công nghệ (10,6%).
Cảm thấy “không được tôn trọng”…
Đối với chú Cường (TP.HCM), sự thiếu tôn trọng còn lên đến đỉnh điểm khi khách hàng chỉ đáng tuổi cháu nhưng lại mắng sỗ sàng không thương tiếc. Nói về lần nản lòng muốn bỏ nghề nhất, chú Cường kể: “Hẻm nhỏ khó vào nên tôi gọi điện nhờ khách đi ra đầu đường, tôi chờ. Ai ngờ khách nổi đóa, hết dọa báo cáo lên hãng, chấm 1 sao, lại mắng té tát, bắt xin lỗi. Tôi nói lý thì khách chửi bới, nói “ông đi chở thuê mà còn bày đặt học thức”. Xuống xe thì tỏ ra bực dọc rồi đi thẳng”.
Anh Phước, một tài xế beBike xuất thân là photographer, cũng cho rằng: “Đa số mọi người đánh giá tài xế công nghệ là tầng lớp lao động thấp nhất xã hội hiện nay. Mình chỉ mong không có cái nghề nào là không được tôn trọng cả, dù là lái xe công nghệ, bán vé số hay gánh hàng rong… Chỉ cần là công việc kiếm tiền bằng đôi tay thì đều là cái nghề tử tế”.
Công nhận nghề tài xế công nghệ: Tưởng dễ mà khó…
Thu nhập là yếu tố hấp dẫn để người lao động đến với công việc cầm vô lăng xe công nghệ. Song, sau một thời gian trải nghiệm, nhiều bác tài nhận ra công việc vất vả nhưng không được xã hội đánh giá cao bằng nghề “ôsin”.
Theo Luật Lao động 2012, Điều 181 quy định rõ chủ nhà phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc. Điều 179-183 thì quy định hợp đồng, tiền lương, bảo hiểm, lương tháng 13, tiền xe về quê… Nhưng nghề tài xế công nghệ vẫn nằm ngoài “lưới an sinh”, không có một văn bản luật nào bảo vệ.
Tài xế xe công nghệ khao khát được xã hội tôn trọng nghề nghiệp.
Lựa chọn gắn bó với nghề tài xế công nghệ, khảo sát cũng chỉ ra rằng gần 50% tài xế công nghệ muốn được công nhận nghề nghiệp và chăm lo phúc lợi. Cụ thể, các bác tài kỳ vọng hãng ứng dụng gọi xe có thể xây dựng chế độ bảo hiểm tốt cho tài xế (25,4%); tài xế công nghệ được công nhận như một nghề (14,2%) và đào tạo thêm để làm tốt công việc hơn (10%).
Không phủ nhận những câu chuyện “con sâu làm rầu nồi canh” về việc ứng xử thiếu tế nhị của một số tài xế với người dùng, hơn 50% bác tài được hỏi và đồng ý rằng tài xế xe công nghệ cần được đào tạo chuyên nghiệp hơn. Họ sẵn sàng tham gia các khóa đào tạo để nâng cao nghiệp vụ lái xe an toàn, kỹ năng giao tiếp, lấy niềm tin khách hàng, thậm chí không ngại học tiếng Anh để phục vụ khách nước ngoài…
“Làm điều không thể” từ hãng xe công nghệ Việt
Hiện thị trường có 11 ứng dụng gọi xe công nghệ. Tuy nhiên, hiện chỉ có một hãng “tự nguyện” trang bị đầy đủ các loại bảo hiểm và khóa học chuyên nghiệp cho nghề tài xế.
“Sinh sau đẻ muộn”, ứng dụng gọi xe nội địa “be” đã đăng ký kinh doanh là doanh nghiệp vận tải, tiên phong đóng 100% kinh phí mua gói bảo hiểm bổ sung beHealthcare (bảo hiểm tai nạn giao thông toàn diện, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm bệnh hiểm nghèo) với quyền lợi bảo vệ hơn 350 triệu đồng cho các tài xế đủ điều kiện.
Theo ông Trần Thanh Hải, CEO Be Group, đã đến lúc phải công nhận tài xế công nghệ là một nghề, có những chuẩn mực và quy định riêng về hành nghề. Được chăm lo phúc lợi đàng hoàng trong khi làm việc và ngay cả khi về hưu, nghề tài xế công nghệ sẽ được trân trọng thực sự. Ở góc độ người tài xế thời 4.0, không còn bơ vơ “đem con bỏ chợ” nữa, chắc chắn họ sẽ nâng cao hơn chất lượng dịch vụ hơn, khách hàng nhìn vào đó sẽ đánh giá tốt cho cả tập thể anh em tài xế lẫn các hãng ứng dụng gọi xe.