Từ điện thoại thông minh, cho đến máy tính bảng, laptop… đôi khi chúng ta còn phụ thuộc quá nhiều vào nó và không có lợi cho việc ghi nhớ thông tin..
Trong một số trường hợp, không phải lúc nào phương tiện công nghệ cũng là số một. Nếu như bạn muốn ghi nhớ các thông tin một cách tốt nhất, nên chép tay thay vì sử dụng máy tính, là kết quả của một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Psychological Science của Hiệp hội Khoa học tâm lý.
Để tiến hành khảo sát các nhà khoa học cho 65 sinh viên đại học cùng xem 5 cuộc đàm phán của Ted Talks bao gồm rất nhiều chủ đề thú vị nhưng không phải ở dạng phố biến kiến thức. Những sinh viên tham gia được xem các cuộc nói chuyện này, theo nhóm nhỏ có thể sử dụng máy tính xách tay (đã ngắt kết nối Internet), máy tính bảng hoặc bất cứ cách gì mà họ thường sử dụng để ghi chép.
Sau đó, những sinh viên này phải hoàn thành ba bài tập “gây nhiễu” (dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án đúng và đáp án sai đều được vào để thử thách thí sinh), và một nhiệm vụ bắt bộ nhớ phải làm việc hết “công suất”. Ba mươi phút sau, các sinh viên phải trả lời các câu hỏi thực tế, hoặc các câu hỏi mang khái niệm ứng dụng dựa trên 5 bài giảng họ đã được nghe trước đó.
Kết quả cho thấy, các sinh viên ghi chép bằng máy tính trả lời phần câu hỏi thực tế kém hơn những sinh viên ghi chép bằng tay. Mặc dù, so với các ghi chú được viết bằng tay thì ghi chú trên máy tính đầy đủ hơn, đúng với nguyên văn với các bài giảng hơn.
“Có thể, khi viết bằng tay các thí sinh phải xử lý thông tin nhiều hơn các thí sinh viết trên máy tính, do đó chỉ lựa chọn thông tin quan trọng để ghi chép, sao cho bắt kịp bài giảng, cho phép họ nghiên cứu nội dung bài giảng hiệu quả hơn,” các nhà nghiên cứu cho biết.
Đáng ngạc nhiên, các nhà nghiên cứu nhận được kết quả tương tự ngay cả khi yêu cầu các sinh viên không cần ghi chép rõ ràng, đúng nguyên văn.
Một tuần sau, các thí sinh viết tay vẫn đánh bại thí sinh ghi chép thông tin bằng máy tính, dù những người tham gia đã có cơ hội để xem xét các ghi chép của họ trước khi thu hồi.
“Tôi tin rằng sẽ chẳng có ai muốn quay lại thời kỳ viết tay” nhà nghiên cứu Muelller nói, “nhưng với một số công nghệ bút mới ra đời, rất có thể giúp cho việc ghi chép trở nên nhanh hơn, giúp cho bạn bắt buộc phải xử lý thông tin hơn việc sao chép một cách vô thức nhờ máy tính.”
“Cuối cùng, thông điệp ở đây là mọi người nên chú ý hơn đến cách thức lựa chọn để ghi chép, cả về phương tiện lẫn chiến lược,” Muller kết luận.