Theo dòng thời sự

Giảm mạnh phí, lệ phí để nuôi dưỡng “gốc rễ” nguồn thu

(PLO)- Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Theo đó, dự thảo đề xuất giảm 50%-90% mức thu của 35 khoản phí, lệ phí, kể từ ngày 1-7 đến hết 31-12-2023.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Theo đó, dự thảo đề xuất giảm 50%-90% mức thu của 35 khoản phí, lệ phí, kể từ ngày 1-7 đến hết 31-12-2023.

Đây là chính sách“khoan thư sức dân” để giúp người dân, doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh tiết giảm chi phí, có thêm nguồn lực để duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh danh, tạo cú hích cho phát triển kinh tế.

Các chuyên gia đánh giá Chính phủ, các bộ, ngành thời gian qua đã vào cuộc quyết liệt hỗ trợ, tiếp sức cho DN, người dân. Những chính sách đang đi đúng hướng tập trung chăm sóc người dân, DN, nuôi dưỡng “gốc rễ” nguồn thu của quốc gia.

Bài học trong hai năm 2021, 2022 khi Chính phủ triển khai hàng loạt chính sách hỗ trợ để nền kinh tế phục hồi và phát triển, mà chủ đạo là việc miễn, giảm, gia hạn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã được thực hiện. Kết quả giúp DNcó cơ hội phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh, nguồn thu ngân sách của đất nước vẫn tăng.

Cụ thể như chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng để thúc đẩy cả sản xuất và tiêu dùng, góp phần kiểm soát lạm phát. Hay giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký muaô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí.

Do đó, trong bối cảnh năm 2023 đầy khó khăn, những chính sách miễn, giảm, giãn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí và nhiều khoản thu ngân sách nhà nước kỳ vọng sẽ tạo thanh khoản, giảm bớt khó khăn về dòng tiền cho DN tập trung vào sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, tạo nền tảng để phát triển bền vững trong thời gian tới thông qua các chính sách về kích cầu đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào hệ thống hạ tầng quan trọng, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn, phát triển bền vững của nền kinh tế.

Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả chính sách, trong thời gian tới cần đặc biệt chú trọng vào khâu triển khai và phối hợp thực hiện để người dân, DN được hưởng lợi liền khi áp dụng.

Như nhiều DN chia sẻ rất hoan hỷ khi Chính phủ liên tục đưa ra những chính sách hỗ trợ thiết thực giảm bớt nhiều khoản chi bằng tiền mà DN phải đóng hằng ngày, hằng tháng như phí, lệ phí. Thế nhưng điều DN cần là ngoài giảm các khoản thuế, phí, lệ phí thì thủ tục hành chính liên quan đến điều kiện sản xuất, kinh doanh cũng được hướng dẫn rõ ràng, đơn giản, thuận lợi nhất.

Đơn cử như giảm phí thẩm định thiết kế hay phí kiểm định các phương tiện PCCC thì đi đôi với đó những thủ tục liên quan nhanh chóng, rõ ràng để DNlàm đúng và nhanh chóng ổn định sản xuất, kinh doanh.

Khimôi trường thủ tục hành chính thông thoáng, khuyến khích xã hội hóa, Nhà nước chỉ lo “hậu kiểm” thì người dân, DN sẽ có tinh thần tích cực sản xuất, kinh doanh. Từ đó nền kinh tế đất nước mới sớm tăng trưởng, tăng nguồn thu bền vững.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm