Cuối tuần, anh Phạm Quốc Tuyên (46 tuổi, trú quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) dẫn gia đình đi du lịch tại Đắk Lắk. Anh chia sẻ, cả tuần cả hai vợ chồng bù đầu vào công việc, nên tranh thủ ngày nghỉ dẫn các con lên Tây Nguyên “xả” hơi.
Dãy cây cổ thụ trên đường Lê Duẩn, TP Buôn Ma Thuột |
“Gia đình tôi đã đi du lịch nhiều tỉnh, thành phố khắp cả nước. Lần này, các con đề nghị bố mẹ dẫn vào TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vì các cháu đọc được thông tin về thành phố xanh, sạch, đẹp và có nhiều danh thắng nổi tiếng khác”, anh Tuyên chia sẻ.
Hàng cây xanh dẫn vào sân bay Buôn Ma Thuột |
Vẫn theo anh Tuyên, vừa ra khỏi sân bay Buôn Ma Thuột, các thành viên gia đình choáng ngợp với hàng cây xanh cổ thụ, nối ra đường Nguyễn Lương Bằng. Đến đường Nguyễn Tất Thành, đường Lê Duẩn, đường Mai Hắc Đế… từng nhánh cây xanh vươn dài ra đường. Nhờ vậy, người tham gia giao thông luôn được che nắng.
"Mặc áo giáp sắt" để bảo vệ cây |
“Gia đình tôi rất ấn tượng khi di chuyển qua đường Bà Triệu, đường Trường Chinh… cây xanh được giáp sắt bảo vệ nghiêm ngặt. Chắc là cây gỗ rất quý, hiếm nên mới phải vậy”, anh Tuyên kể.
Cây sưa trên đường Bà Triệu được bảo vệ nghiêm ngặt |
Tương tự, anh Lê Minh Cường (41 tuổi, trú tại TP.HCM) cũng mới có chuyến công tác từ TP.HCM ra Hà Nội, anh cũng chọn TP Buôn Ma Thuột là điểm đến trong ngày nghỉ cuối tuần.
Một cây đa cổ thụ tại khu vui chơi công cộng trên đường Lê Duẩn |
“Vừa đến TP Buôn Ma Thuột, tôi có cảm giác như thoát khỏi không khí ngột ngạt của đô thị lớn. Ở đây không khí dễ chịu. Hai bên đường đều rợp bóng cây xanh”, anh Cường tâm sự.
Gốc cây đa cổ thụ bên trong khu vui chơi công cộng ở TP Buôn Ma Thuột |
Tại trung tâm TP Buôn Ma Thuột là Bảo tàng Đắk Lắk nằm trong khuôn viên Biệt điện Bảo Đại. Bên trong rất nhiều cây cổ thụ, đa dạng chủng loại.
Cây Long Não bên trong khuôn viên Bảo tàng Đắk Lắk |
Có người còn gọi Bảo tàng Đắk Lắk là khu rừng giữa lòng thành phố. Trong khu rừng ấy có cây long não hơn 100 tuổi, đường kính thân hơn 3m, cao hơn 30m, tán vươn rộng ra hàng chục mét. Năm 2014, cây long não này được Trung ương Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản quốc gia.
Cây bằng lăng ổi cổ thụ trong khuôn viên bảo tàng Đắk Lắk |
Lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị, UBND TP Buôn Ma Thuột, cho biết theo Nghị quyết của Quốc hội về phân loại đô thị, đối với thành phố loại I trực thuộc tỉnh, diện tích đất cây xanh công cộng khu vực nội thành, nội thị đạt 5-6m2/người. TP Buôn Ma Thuột, thời điểm cuối 2021, ở khu vực nội thị, chỉ tiêu này đạt cao hơn hơn, tới 8,11m2/người và còn tính toàn thành phố thì tới 17,4m2/người.
TP Buôn Ma Thuột từng được công nhận là một trong 10 đô thị xanh, sạch, đẹp của nước ta |
Chia sẻ với PLO, ông Vũ Văn Hưng, Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột cho biết, Buôn Ma Thuột từng được công nhận là một trong 10 đô thị xanh, sạch, đẹp của cả nước.
Những cây đa cổ thụ ở TP Buôn Ma Thuột |
“Chúng tôi đang chỉnh trang, xây dựng thành phố là đô thị sinh thái, bản sắc và hiện đại theo Kết luận 67 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, ông Hưng cho hay.
Dưới đây là một số hình ảnh về giàn cây cổ thụ ở Buôn Ma Thuột.
Cây trám lá đỏ |
Cây sao đen |
Bằng lăng ổi |
Cây phi lao khổng lồ |
Clip giàn cây cổ thụ ở Buôn Ma Thuột.
Giàn cây cổ thụ ở TP Buôn Ma Thuột |