Gian nan con đường tìm bến đỗ cho những con tàu

(PLO)- Can qua nhiều mô hình công ty, ông Phạm Văn Bàng, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP đóng tàu thủy Hoàng Phong (Công ty Hoàng Phong) đã chọn gắn bó với công việc đóng tàu,tạo công ăn việc làm cho hơn 500 người lao động, đóng thuế có năm lên đến gần 20 tỉ đồng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đến địa phận huyện Xuân Trường (tỉnh Nam Định), nhắc đến ông Bàng đóng tàu thì ai cũng biết đến bởi ông không chỉ là một doanh nghiệp phát triển vững chắc tại địa phương mà còn là một người rất biết nghĩ và lo cho an sinh của người dân nơi này.

Kinh doanh làm giàu lấy dân làm gốc

Kể về hành trình gây dựng doanh nghiệp của mình, ông Phạm Văn Bàng nhớ lại: “Thuở trẻ, tôi khao khát làm giàu, nhưng luôn mang trong mình tâm niệm, nhất định phải làm giàu ngay trên quê hương mình”.

Trước đây, nơi khu đất Hoàng Phong là khu đất của 7 lò gạch của các hộ cá thể kinh doanh gần đến giai đoạn phá sản. Ngoài ra con đê đất phủ đầy cỏ mọc dại, cây cao ngang đầu người, lan rộng ra đường giao thông. Tin vào đôi bàn tay sẽ làm nên tất cả, ông không nề hà, chịu khó, chịu khổ thuê đất quyết mở công ty.

Năm 2003, ông Bàng thành lập công ty xây dựng, thuê hơn 27.400 m2 đất ven đê sông Ninh Cơ để lập nghiệp. Được sự đồng ý của UBND tỉnh Nam Định, ông bắt tay vào giải phóng mặt bằng. Tại thời điểm ông thuê đất, hiện trạng trên đất là 7 cái lò gạch nên ông đã xác định sẽ tận dụng những lò gạch này để mở nhà máy gạch tuy-nen với kỳ vọng thổi một làn gió mới, gây dựng lại vùng quê, giải quyết công ăn việc làm cho người dân.

Sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, công ty sản xuất gạch tuy-nen phát triển tích cực. Tuy nhiên, ông nhận ra những lò gạch quá gần nơi người dân sinh sống, người dân phân trần về ô nhiễm môi trường…

Đứng trước an nguy của người dân địa phương, ông Bàng đã quyết định dừng hoạt động nhà máy này, chuyển mô hình từ làm gạch tuy-nen sang đóng tàu.

Hoạt động đóng tàu của ông Bàng bắt đầu từ 2007 nhưng không hiệu quả nên ông Bàng đã chuyển đổi sang mở nhà máy sản xuất giấy. Mặc dù, quá trình làm, công ty của ông vẫn được giấy khen của cơ quan chính quyền khi hoạt động nhà máy giấy. Tuy nhiên, để đảm bảo vấn đề môi trường khi làm công việc này đòi hỏi tiêu chí cao, nếu không, nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng an sinh của người dân khó được đảm bảo.

Do đó, mặc dù doanh nghiệp của ông kinh doanh có lãi nhưng một lần nữa ông đã quyết định ngừng sản xuất giấy. Thời điểm này công việc đóng tàu trở nên phát triển, ông Bàng một lần nữa trở về với công việc đóng tàu.

Năm 2009, ông bắt đầu công việc đóng tàu một lần nữa. “Ngành đóng tàu thời điểm này rất phát triển, nhưng công nhân tuyển dụng được phần lớn chưa qua trường lớp nên chúng tôi phải vừa thuê công nhân làm việc, đồng thời phải thuê thầy giáo về đào tạo cho người lao động”, ông Bàng nói.

Thời cao điểm, Công ty Hoàng Phong đã có đến hơn 500 công nhân. Một năm, công ty Hoàng Phong đóng được 7 con tàu 5.200 tấn: “Từ khi hạ thủy đến nay, con tàu đó vẫn hoạt động trơn tru trên biển. Đó là điều tôi luôn vui mừng và phấn chấn với kinh nghiệm và cái tâm làm nghề của mình”, ông Bàng niềm nở vui mừng chia sẻ.

Luôn hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước

Là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm tại địa bàn nhưng tất cả các giấy tờ yêu cầu hành lang pháp lý, từ đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy… đến việc nộp thuế mỗi năm Công ty Hoàng Phong đều thực hiện nghiêm. Suốt nhiều năm kinh doanh, năm nào doanh nghiệp của ông Bàng cũng hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước. Nhiều năm ông được tặng thưởng giấy khen của UBND tỉnh Nam Định và cục thuế tỉnh Nam Định.

Là một doanh nghiệp ở địa phương nhưng có những năm Công ty Hoàng Phong đóng gần 20 tỉ đồng tiền thuế.

Năm 2019, đại dịch COVID-19 càn quét, giá hàng hóa tôn, sắt thép lên, xuống thất thường nên đơn đặt hàng đóng tàu cũng bị chững lại một thời gian. “Thời gian bệnh dịch diễn ra, tôi chợt giật mình nghĩ đến việc duy trì sức khỏe của bản thân và của bà con là rất quan trọng. Đây là quê hương tôi, những người dân rất lương thiện, chân chất. Trước sự tàn phá của bệnh dịch khiến bao người phải ra đi, tôi đã nảy ra ý tưởng lập sân sinh hoạt cộng đồng. Việc này là cấp thiết. Hơn nữa, công ty của tôi hơn 500 nhân sự, họ cũng cần duy trì thể lực tốt để làm việc”.

Ông Bàng đã xin ý kiến chính quyền địa phương lắp hơn 10 thiết bị tập thể dục thể thao tại bãi rộng hơn 100 m. Nhiều địa phương sau này thấy mô hình hoạt động hiệu quả đã đến học hỏi mô hình và nhờ ông Bàng tư vấn.

Tận dụng thời gian này khi đơn hàng đóng tàu đang ít, ông Bàng đã sửa sang lại ba căn chòi, trước đây là nhà ăn, khu nghỉ ngơi của nhân viên để đảm bảo khi công việc đóng tàu trở nên tấp nập trong thời gian tới, những công nhân của ông có chỗ nghỉ ngơi, thư giãn hiệu quả để tái tạo lại sức lao động, làm việc hiệu quả.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm