Giao lưu trực tuyến về Quyền sử dụng đất theo Hiến pháp 2013

Quyền sở hữu đất đai được Hiến pháp 2013 quy định như thế nào? Pháp luật bảo hộ ra sao về quyền sử dụng đất? Việc thu hồi đất vì các lý do về quốc phòng-an ninh, phát triển kinh tế, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng có gì khác so với các quy định cũ? Người bị thu hồi đất có được bảo vệ quyền lợi nhiều hơn so với trước đây? Trong trường hợp nào thì Nhà nước thực hiện trưng dụng đất?...

 Bà Thu Tâm, Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM tặng hoa cho các khách mời.

Mời bạn đọc đặt câu hỏi và tham gia giao lưu trực tuyến về chủ đề Quyền sử dụng đất theo Hiến pháp 2013.

-Thời gian: 9 giờ ngày 18-12-2015

-Khách mời:

+ Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM

+ Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)

Các thắc mắc xin gửi về hộp thư:

(PLO)- Tất cả nội dung liên quan đến việc sử dụng đất như việc thu hồi, trưng dụng... và các quyền lợi liên quan sẽ được giải đáp trong buổi giao lưu trực tuyến

  • 1. Thời gian: 09:00 18/12/2015
  • 2. Địa điểm: Trụ sở Tòa soạn Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách khách mời

Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)

Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)

Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM

Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM

user
Phạm Văn Quân (huyện Cần Đức, Long An)
Xin cho tôi hỏi, theo quy định của pháp luật, Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu về đất đai thì Nhà nước có những quyền gì? 
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM

Theo Điều 13 Luật Đất đai năm 2013, đại diện chủ sở hữu về đất đai có các quyền sau:

a)    Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.

b)    Quyết định mục đích sử dụng đất.

c)    Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất.

d)    Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất.

e)    Quyết định giá đất.

f)     Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.

g)    Quyết định chính sách tài chính về đất đai.

h)    Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Giao lưu trực tuyến về Quyền sử dụng đất theo Hiến pháp 2013 ảnh 6
 Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)

user
Phạm Xuân Ánh (tỉnh Bình Thuận)
Việc thu hồi đất tràn lan, có nhiều dự án treo bất khả thi trên thực tế làm ảnh hưởng đến đời sống người dân. Hiến pháp năm 2013 có quy định chuyện này không? 
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM

Trong điều kiện phát triển của nước ta hiện nay, vẫn cần thiết phải thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để tránh tình trạng thu hồi đất tràn lan, tuỳ tiện, Hiến pháp quy định việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn trực tiếp với các mục tiêu vì lợi ích quốc gia, công cộng; việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật (khoản 3 Điều 54).

Hiến pháp năm 2013 không quy định cụ thể về các “dự án treo”, tuy nhiên, khoản 1 Điều 54 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”, do đó, đối với những dự án treo bất khả thi trên thực tế làm ảnh hưởng đến đời sống người dân, căn cứ quy định pháp luật hiện hành, có thể bị xoá bỏ, điều chỉnh theo quy định của cơ quan có thẩm quyền theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.

Giao lưu trực tuyến về Quyền sử dụng đất theo Hiến pháp 2013 ảnh 9
  Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM.

user
Tám Hùng , Phú Giáo, Bình Dương
Hiến pháp 2013 có cho tư nhân sở hữu đất đai hay không?
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM

Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý", do đó người dân (tư nhân) chỉ được công nhận quyền sử dụng đất đai và được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Luật Đất đai năm 2013 với tư cách người sử dụng đất.

user
Huỳnh Minh Khánh, 32 tuổi
Hiến pháp quy định quyền sử dụng đất cấp cho cá nhân, tổ chức. Nhưng hiện nay, quyền sử dụng đất ở các khu vực nông thôn thường cấp cho hộ gia đình, vậy hộ gia đình có phải là tổ chức hay không? việc cấp quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình có vi hiến không?
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM

Hộ gia đình không phải là tổ chức sử dụng đất. Các quyền và nghĩa vụ của tổ chức sử dụng đất được quy định tại Mục 2 Luật Đất đai năm 2013. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình được quy định riêng tại Mục 3 Luật Đất đai năm 2013 về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất. Theo đó: "Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế" và có các quyền và nghĩa vụ chung, các quyền và nghĩa vụ cụ thể quy định tại Luật này.

Như tôi đã trả lời độc giả Nguyễn Thị Quyên ở phần trên, Hiến pháp năm 2013 quy định người sử dụng đất (trong đó có các hộ gia đình) được thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Do đó, việc công nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình không vi phạm quy định của Hiến pháp năm 2013.

Giao lưu trực tuyến về Quyền sử dụng đất theo Hiến pháp 2013 ảnh 14
 Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM.

user
Phạm Văn Minh, Tiền Giang
Cô tôi không có con nên về sống với vợ chồng tôi. Cô có một miếng đất vườn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi cô mất thì vợ chồng tôi có được hưởng không hay nhà nước lấy lại miếng đất vì cô không có chồng,con.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)

Trước hết bạn sẽ xem xét có đủ điều kiện để hường thừa kế theo quy định của điều 676 của Bộ luật Dân sự hiện hành được quy định như sau:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Theo quy định trên thì bạn không thuộc hai trường hợp trên.

Do vậy, bạn phải chứng minh mình có thuộc hàng thừa kế thứ ba sau đây hay không:

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Mặt khác bạn phải có giấy khai sinh của ba bạn và cô ruột của bạn là cùng hàng thừa kế do ông, bà nội sinh ra thì bạn sẽ được chia theo quy định của hàng thừa kế thứ ba. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Nếu bạn không chứng minh được hàng thừa kế thứ ba và nếu không còn ai thuộc hàng thừa kế thứ ba này thì nhà nước sẽ thu hồi mảnh đất này.

user
Thúy Quỳnh
Lâu nay, quyền sở hữu đất đai thuộc toàn dân do nhà nước đại diện làm chủ sở hữu và quản lý một cách thống nhất. Nay Hiến pháp 2013 có gì khác trước hay không?
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM

Đất đai là lãnh thổ thiêng liêng của quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Vì vậy, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã được xác định từ năm 1980 đến nay là đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Hiến pháp năm 2013 bổ sung quy định “quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ” (khoản 2 Điều 54) để thể hiện thái độ tôn trọng, bảo vệ của Nhà nước đối với quyền sử dụng đất của công dân, vừa tạo cơ sở pháp lý vững chắc để tiếp tục phòng, chống và xử lý nghiêm minh các trường hợp sai phạm trong thực hiện pháp luật về đất đai.

Giao lưu trực tuyến về Quyền sử dụng đất theo Hiến pháp 2013 ảnh 19
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM 

user
Phạm Tiến Hùng , Đồng Nai
Nhà tôi bị lấy vô 1m làm đường. Đất làm đường thì có được bồi thường gì không? Đất nào mới được bòi thường?
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)

Nếu bạn sử dụng đất từ trên 20 năm mà có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì khi nhà nước lấy đất làm đường thì bạn sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật. 

Trường hợp bạn không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thực tế đã sử dụng từ trên 20 năm thì nhà nước sẽ hỗ trợ cho bạn khi lấy đất làm đường vì mục đích công cộng.

user
Tám Xệ (Long Thành, Đồng Nai)
Về việc Nhà nước trưng dụng đất, những trường hợp đã bị chính quyền trưng dụng đất trước đây mà không hề giải quyết bồi thường thì nay người dân có quyền khiếu nại để đòi bồi thường theo Hiến pháp 2013 hay không?
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)

Theo quy định tại Điều 72 Luật đất đai 2013 về việc trưng dụng đất thì Việc bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra được thực hiện như sau: người có đất trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại; trường hợp người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra. 

Hiến pháp 2013 quy định về quyền khiếu nại của công dân theo đó mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như vậy, trong trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại; trường hợp người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra nếu người dân có căn cứ chứng minh chính quyền trưng dụng đất trước đây mà không giải quyết bồi thường theo đúng quy định của pháp luật thì người dân có quyền khiếu nại để đòi bồi thường thiệt hại.

user
loanphuong_17876@...
Theo Hiến pháp 2013 thì Nhà nước được quyền trưng dụng đất trong các trường hợp cần thiết theo luật định. Vậy đó là những trường hợp cụ thể nào?
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)

Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia. Khoản 4 Điều 54 Hiến pháp 2013 quy định nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.        

Điều 72 Luật đất đai 2013 giữ nguyên các trường hợp trưng dụng đất như trên (trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai). Trường hợp cần thiết đó phải được xem xét trong một bối cảnh cụ thể mới đánh giá chính xác được và chính vì tính khẩn cấp như vậy nên quyết định trưng dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm ban hành. 

Giao lưu trực tuyến về Quyền sử dụng đất theo Hiến pháp 2013 ảnh 26
 Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM).

user
Nguyễn Thị Quyên (chung cư ở quận 12, TP.HCM)
Theo Hiến pháp 2013 thì người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Xin hỏi đó là các quyền và nghĩa vụ gì? Các quyền và nghĩa vụ này có khác gì so với quy định trong Hiến pháp cũ? 
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM

Một trong những sửa đổi, bổ sung quan trọng của Hiến pháp năm 2013 là “Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật" (khoản 2 Điều 54), có nghĩa là chỉ có Quốc Hội mới có quyền ban hành các quy định làm hạn chế, thay đổi quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Theo quy định của Hiến pháp 1992 trước đây thì người sử dụng đất “được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật”, do đó, đã có tình trạng một số cơ quan hành chính nhà nước Trung ương và địa phương trong quá trình thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình đã tùy tiện ban hành các quy định làm cản trở, ảnh hưởng việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất trái luật, trái Hiến pháp. Quy định nêu trên của Hiến pháp năm 2013 nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích của người sử dụng đất.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được quy định tại Luật Đất đai năm 2013 (bao gồm 29 điều, từ Điều 166 đến Điều 194) , nội dung nêu rõ các quyền, nghĩa vụ của từng đối tượng sử dụng đất (cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ gia đình, cá nhân…) phù hợp với hình thức giao đất, thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất và quy định các điều kiện khi người sử dụng đất thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

Về quy định chung có một số nội dung đáng chú ý như sau:

- Bổ sung quy định quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất (Khoản 2 Điều 167).

Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp trong nhóm có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế

Trường hợp quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định. Trường hợp không chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện.

- Quy định cụ thể các trường hợp phải công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất (Khoản 3 Điều 167).

Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản

 Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.

Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật dân sự.

Luật cũng quy định rõ việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Luật quy định thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất (Điều 168); các trường hợp được nhận quyền sử dụng đất (Điều 169), bổ sung quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn là giá trị quyền sử dụng đất (Điểm b Khoản 1), người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở (Điểm đ Khoản 1).

- Bổ sung quy định quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề (Điều 171), việc xác lập quyền được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật Đất đai năm 2013.

Giao lưu trực tuyến về Quyền sử dụng đất theo Hiến pháp 2013 ảnh 29
 Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM.

user
nguyễn thị An , buôn bán bến Lức, lOng An
Gửi bà Trần Việt Thái
Tôi đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2009. Nhà nước bảo hộ đất đai thì bảo hộ cái gì cho miếng đất của tôi?
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM

Trường hợp bà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bà được nhà nước bảo hộ việc thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai (trong đó, có các hành vi vi phạm đến quyền của người sử dụng đất) được Nhà nước đảm bảo phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời theo quy định pháp luật hình sự, hành chính tùy theo mức độ vi phạm cụ thể.

user
Pham kim thu, 56 t , quan binh tan
Toi ban dat cho mot ca nhan nhung nguoi nay di vang khong dang ky sang ten, xin hoi la thuc hien quyen cua nguoi ban dat toi co the xin cap nhat bien dong dat dai do chuyen nhuong mot phan thua dat co duoc khong khi khong co mat cua nguoi mua dat
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)

Trong trường hợp này, về mặt nguyên tắc cả hai người mua và người bán phải đi cập nhật về biến động đất đai. 

Trong trường hợp cụ thể mà bạn vừa nêu câu hỏi trên, theo quy định của pháp luật về đất đai người bán có quyền cập nhật biến động đất đai phần còn lại sau khi đã bán mà không cần có mặt của người mua. Còn người mua phải có nghĩa vụ cập nhật biến động đất đai thửa đất mà mình nhận chuyển nhượng.

user
tran minh phu, ̉60 tuoi,to 58,p.dich vong,cau giay.lao dong tu do
Nam 1995,GD toi mua manh dat vuon tho cu o Ha noi va nam 2003 duoc cap so do co ghi la dat vuon,su dung lau dai.Nam 2014 toi lam thu tuc chuyen sang dat o va co quan chuc nang ra quyet dinh cho chuyen sang dat o voi muc thue phai nop la 100% muc chenh giua dat NN va dat o.Toi khong nhat tri va yeu cau huy QD do va co quan chuc nang da ra QD huy QD tren va yeu cau toi mang ho so dat den van phong dang ky dat dai de lam thu tuc chuyen tu dat o sang dat trong cay lau nam voi thoi han su dung 50 nam.Toi khong chap nhan lam theo su huong dan do va toi xin duoc su tu van cua cac nha chuyen mon ve van de nay!Xin cam on!
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)

Theo quy định của Luật Đất đai, đối với người sử dụng đất ở trong nội thành định mức đất ở là 160m2, đối với đất ở ngoại thành là 200m2, sử dụng quá diện tích như trên thì phải nộp tiền chênh lệch giữa định mức NN và đất ở phải nộp mức thuế là 100% theo quy định của pháp luật về  thuế.

Trong câu hỏi của ông, trả lời của các cơ quan thẩm quyền, tôi cho rằng là đúng với quy định của pháp luật.

user
huynh khoi, 65t, hưu trí,Ninh Thuận
Xin hỏi về tài sản chung trong thừa kế theo pháp luật.
Bà ngoại tôi là vợ kế, được gia đình bên ngoại cho riêng một thửa đất khi lập gia đình. Bà ngoại tôi có hai người con là cậu tôi và mẹ tôi. Cậu tôi sinh 1917, mẹ tôi sinh 1921. Năm 1963 ngoại tôi mất không để lại di chúc. Cậu tôi ở với ngoại, mẹ tôi theo chồng. Cậu và mẹ tôi đã mất từ năm 1990. Hiện nay thửa đất trên vẫn chưa được cấp GCN và do các con của cậu tôi quản lý sử dụng. Đây có phải là tài sản chung của các con của cậu và tôi không
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)

Nếu ông đã sử dụng đất ổn định từ trên 20 năm và không có khiếu nại tranh chấp trong quá trình sử dụng đất và các đồng thừa kế thừa kế xác định đây là tài sản chung thì sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật như sau:

Theo quy định tại điều 676 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Giao lưu trực tuyến về Quyền sử dụng đất theo Hiến pháp 2013 ảnh 38
 Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)

user
Trần Văn Xuân (Long Thành, Đồng Nai)
Tôi muốn biết các trường hợp thu hồi đất nào được xác định là vì quốc phòng-an ninh, phát triển kinh tế, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng? Ví dụ: Chính quyền ra quyết định thu hồi đất để giao cho một công ty nào đó xây dựng nhà ở để bán hoặc xây dựng trung tâm thương mại để kinh doanh thì có được gọi là vì phát triển kinh tế hay không? Nếu phải thì giá bồi thường đất có cao hơn các trường hợp thu hồi đất để làm công viên chẳng hạn? Nếu không phải thì người dân có phải giao đất hay không hoặc được quyền khiếu nại đến đâu để không bị thiệt thòi? 
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)

Các trường hợp thu hồi đất được xác định tại Điều 61, 62 Luật Đất đai 2013 như sau:

Thứ nhất, Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh là việc Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:  Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;  Xây dựng căn cứ quân sự;  công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;  ga, cảng quân sự; công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;  Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;  Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

Thứ hai, Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong các trường hợp:

Một là thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;

Hai là thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất (bao gồm: Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia; Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải)

Ba là thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất. Bao gồm: Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương; Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải; Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản.

Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ nếu do HĐND cấp tỉnh chấp thuận thì được xem là phát triển kinh tế 

Giá đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất như quy định cũ, mà áp dụng giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp.

Khi có quyết định thu hồi đất, người dân phải chấp hành quyết định này nếu không sẽ bị cưỡng chế thu hồi. Trường hợp có căn cứ cho rằng quyết định thu hồi là không chính xác, người dân có thể khiếu nại đến cơ quan đã ban hành quyết định trên (UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện) để bảo vệ quyền lợi của mình.

user
Phương Thư (quận 12, TP.HCM) buôn bán
Trong việc Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất theo Hiến pháp 2013, đối với đất chưa có giấy chứng nhận với đất có giấy chứng nhận thì có gì khác nhau? Số tiền bồi thường đất của Nhà nước có đủ để người bị thu hồi đất mua lại miếng đất khác để xây nhà ở hoặc tiếp tục sản xuất, kinh doanh?  
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)

Từ quy định của Hiến pháp 2013, Luật Đất đai 2013 mới cụ thể hóa về nguyên tắc và điều kiện bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Theo quy định tại Điều 74 Luật Đất đai 2013, một trong những nguyên tắc bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất là Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

 Các đối tượng là người sử dụng đất khác nhau như hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư… thì phải đáp ứng được các điều kiện được bồi thường về đất khác nhau. Tuy nhiên có một điểm chung là người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. Vì vậy, nếu người sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận nhưng có đủ điều kiện để được cấp thì vẫn được hưởng quyền lợi như đối tượng đã được cấp giấy chứng nhận; tuy nhiên họ phải có các bằng chứng để chứng minh là mình đủ điều kiện được cấp. Nếu không đủ điều kiện thì người sử dụng đất không có giấy chứng nhận sẽ không được bồi thường.

Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Vì vậy, không thể khẳng định số tiền bồi thường có đủ để người bị thu hồi mua lại miếng đất khác hay tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, người bị thu hồi đất nếu đủ điều kiện có thể được hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm…

user
Phạm Thị Lý quận 2, TP.HCM (người có đất bị thu hồi)
Vì các lý do về quốc phòng-an ninh, phát triển kinh tế, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, Nhà nước có quyền thu hồi đất mà người dân đang sử dụng. Xin hỏi: Việc thu hồi đất như thế được Hiến pháp 2013 quy định có gì khác so với Hiến pháp cũ? Người bị thu hồi đất có được bảo vệ quyền lợi nhiều hơn so với việc thực hiện Hiến pháp cũ?
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)

Khoản 3 Điều 54 Hiến pháp 2013 quy định: Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật. Đây là để cơ sở để cụ thể hóa trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong Luật Đất đai 2013.Trong khi đó, Hiến pháp 1992 không đưa quyền được bồi thường của người bị thu đất là một trong những quyền hiến định. Do đó, so với Hiến pháp 1992, Hiến pháp mới có thể nói là quy định chặt chẽ và đầy đủ hơn.

Người sử dụng đất bị thu hồi đất vì lý do về quốc phòng-an ninh, phát triển kinh tế, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng nếu có đủ điều kiện luật định thì có thể được bồi thường về đất, bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất; có thể được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di 
user
Quang Định
Những trường hợp nào, dự án nào được Nhà nước thu hồi đất để phát triển phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng? 
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM

Điều 62 Luật Đất đai quy định Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong các trường hợp sau đây:

1. Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;

2. Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm:

a) Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

b) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia;

c) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải;

3. Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm:

a) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương;

b) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải;

c) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

d) Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;

đ) Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản.

Giao lưu trực tuyến về Quyền sử dụng đất theo Hiến pháp 2013 ảnh 47
  Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM).

user
Phạm Tuấn Khanh (huyện Bình Chánh, TP.HCM)
Tôi đặc biệt quan tâm đến các chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Xin hỏi: Người bị thu hồi đất sẽ được bồi thường như thế nào? 
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM

- Điều 74 Luật Đất đai quy định nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất:

1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.

2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

- Điều 75 Luật Đất đai quy định điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng:

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

2. Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

4. Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

6. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

user
Huan_2015@...
Về chế độ sở hữu đất đai, tôi được biết từng có nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu đề nghị nên tư nhân hóa đất đai nhưng rồi Hiến pháp 2013 vẫn giữ nguyên quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Xin cho biết: Vì sao Quốc hội quyết định như thế? Quy định này mang lại lợi ích gì cho nền kinh tế của đất nước? Huan_2015@...
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)

Hiến pháp 2013 nhất quán với quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý trong giao, thu hồi và trưng dụng đất (Điều 53, 54). 

Quy định như vậy là hợp lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nước ta hiện nay, bảo đảm sự thống nhất lợi ích của người dân và lợi ích quốc gia và yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và có hạn; là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là nguồn sống của nhân dân, là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, không giống như các tư liệu sản xuất, tài sản thông thường khác và được xem là nguồn lực quan trọng để kiến thiết cơ sở hạ tầng liên quan tới kinh tế và đời sống. Không những vậy, đất đai còn gắn với chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Vì vậy, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai hiện hành đã bảo đảm cho người sử dụng đất đai, chủ yếu là nông dân có các quyền cần thiết như: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, được bồi thường, được lựa chọn hình thức sử dụng đất, quyền sử dụng đất lâu dài, quyền cải tạo, bồi bổ đất đai để khai thác có hiệu quả cho cuộc sống … nhưng vẫn khắc phục, ngăn chặn những nguy cơ xuất phát từ chế độ sở hữu đất đai tư nhân. 

Đất đai phải thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật thì việc khai thác, sử dụng đất đai mới bảo đảm hiệu quả cao, nhằm phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh của đất nước. 

Giao lưu trực tuyến về Quyền sử dụng đất theo Hiến pháp 2013 ảnh 52
   Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM).

user
Nguyễn Văn Quân (huyện Củ Chi, TP.HCM)
Theo Hiến pháp 2013 thì quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ. Đề nghị chuyên gia giải thích cụ thể hơn về việc bảo hộ này? 
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)

Khoản 2, Điều 54 Hiến pháp 2013 quy định: “Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ”.

Việc Hiến pháp bổ sung quy định “quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ” nhằm thể hiện thái độ tôn trọng, bảo vệ của Nhà nước đối với quyền sử dụng đất của công dân, vừa tạo cơ sở pháp lý vững chắc để tiếp tục phòng, chống và xử lý nghiêm minh các trường hợp sai phạm trong thực hiện pháp luật về đất đai. Đây là lần đầu tiên việc bảo hộ quyền sử dụng đất và việc chuyển quyền sử dụng đất được hiến định rõ ràng.

Trên tinh thần của Hiến pháp, Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo hộ các quyền của người sử dụng đất bằng các biện pháp như như Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất; có chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Bên cạnh đó, nhà nước có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng; có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp; xây dựng, cung cấp thông tin đất đai và bảo đảm quyền tiếp cận của tổ chức, cá nhân đối với hệ thống thông tin đất đai.

Giao lưu trực tuyến về Quyền sử dụng đất theo Hiến pháp 2013 ảnh 55
 Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM)

user
Nguyen Thi Be
Nhà nước có những chính sách gì khuyến khích đầu tư cho đất hay nghiêm cấm điều gì khi sử dụng đất hay không? Ví dụ như ở quê tôi họ móc đất đem đi bán thì có bị xem là vi phạm hay không? 
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM

Điều 9 Luật Đất đai quy định: Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các việc sau đây:

1. Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất;

2. Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

3. Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất.

Điều 12 Luật Đất đai quy định những hành vi bị nghiêm cấm:

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.

9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Về hành vi “móc đất đem đi bán”, do ông/bà không nêu rõ hành vi, mức độ, tình trạng pháp lý của đất đó nên không có cơ sở xác định có vi phạm pháp luật hay không (pháp luật về đất đai, hay pháp luật về bảo vệ môi trường…), có thể bị xử lý như thế nào…

user
Phamoanh_12…@gmail.com
Người bị Nhà nước trưng dụng đất có được bồi thường thiệt hại hay không? Nếu được thì chế độ bồi thường như thế nào? 
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM

Luật Đất đai năm 2013 bổ sung quy định về trưng dụng đất (Điều 72), nhằm thể chế quy định tại khoản 4 Điều 54 Hiến pháp năm 2013 theo hướng trưng dụng đất khác với trưng dụng tài sản, trong đó quy định các trường hợp trưng dụng đất, thời hạn trưng dụng đất, bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra...

 Điều 72 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;

Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành. Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.

Người có đất trưng dụng phải chấp hành quyết định trưng dụng; trường hợp quyết định trưng dụng đất đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người có đất trưng dụng không chấp hành thì người quyết định trưng dụng đất ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành.

 Người có đất trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong các trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại; người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra, theo các nguyên tắc sau đây:

- Trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán;

- Trường hợp người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào mức thiệt hại thu nhập thực tế tính từ ngày giao đất trưng dụng đến ngày hoàn trả đất trưng dụng được ghi trong quyết định hoàn trả đất trưng dụng. Mức thiệt hại thu nhập thực tế phải phù hợp với thu nhập do đất trưng dụng mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm trưng dụng đất;

 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng thành lập Hội đồng để xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra trên cơ sở văn bản kê khai của người sử dụng đất và hồ sơ địa chính. Căn cứ vào mức bồi thường thiệt hại do Hội đồng xác định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định mức bồi thường.

 Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra được ngân sách nhà nước chi trả một lần, trực tiếp cho người có đất trưng dụng trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hoàn trả đất.

Giao lưu trực tuyến về Quyền sử dụng đất theo Hiến pháp 2013 ảnh 60
 Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến.

user
Mỹ Liên
Theo Hiến pháp 2013 thì Nhà nước đã làm gì để quản lý thông nhất về đất đai trên cả nước?
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM
Bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp TP.HCM

Điều 22 Luật Đất đai quy định nội dung quản lý nhà nước về đất đai, gồm:

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.

2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.

4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

8. Thống kê, kiểm kê đất đai.

9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.

11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.

14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.

Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về đất đai thông qua hệ thống cơ quan từ Trung ương đến địa phương, trong đó:

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định của Luật Đất đai./.

Giao lưu trực tuyến về Quyền sử dụng đất theo Hiến pháp 2013 ảnh 63
  Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm