Hàng nghìn người dân xem rối cạn chầu Thánh được phục dựng lại tại Lễ hội chùa Keo

(PLO)- Tại Lễ hội chùa Keo năm nay, ban tổ chức đã phục dựng lại rối cạn chầu Thánh từng bị thất truyền.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hát múa rối đầu gỗ chầu Thánh hay còn gọi là "nghệ thuật Ổi Lỗi" là loại hình nghệ thuật dân gian thực hành nghi lễ hầu Đức Thánh đại thiền sư Từ Đạo Hạnh, tương tự nghệ thuật hầu bóng trong thực hành nghi lễ của Tam phủ, Tứ phủ. Đây là tổng hòa của ba môn nghệ thuật: ca, vũ, nhạc.

hang-nghin-nguoi-dan-ve-xem-roi-can-chau-thanh-duoc-phuc-dung-lai-tai-le-hoi-chua-keo-1.jpg
Chùa Keo là một trong những ngôi chùa cổ, linh thiêng tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa được xây dựng từ thế kỷ 17, năm 1632 thời vua Lê Trung Hưng. Toàn bộ quá trình thi công lên đến 28 tháng. Sau nhiều lần tôn tạo, sửa chữa, chùa Keo vẫn luôn được đánh giá là một trong những ngôi chùa cổ đẹp nhất Việt Nam. Ảnh: Ngọc Sơn
Lễ hội chùa keo
Lễ hội chùa Keo năm nay được tổ chức từ ngày mùng 4 Tết đến ngày mùng 7 Tết với nhiều hoạt động đặc sắc. Đại đức Thích Thanh Quang, trụ trì chùa Keo cho biết điểm nhấn của lễ hội năm nay là lần đầu tiên tại sân Tam quan ngoại diễn ra lễ khai bút đầu xuân và phục dựng trò múa rối cạn chầu Thánh. Ảnh: Ngọc Sơn
hang-nghin-nguoi-dan-ve-xem-roi-can-chau-thanh-duoc-phuc-dung-lai-tai-le-hoi-chua-keo-3.jpg
Theo tư liệu để lại, hát múa rối đầu gỗ chầu Thánh, ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh, thì cũng phản ánh tâm tư, nguyện vọng của những người dân vùng lúa nước mong muốn đất nước thanh bình, có vua sáng tôi hiền, mưa thuận gió hòa, con em được học hành, mọi tầng lớp trong xã hội thân ái, hòa thuận cùng chung vai chống thiên tai địch họa. Ảnh: Ngọc Sơn
hang-nghin-nguoi-dan-ve-xem-roi-can-chau-thanh-duoc-phuc-dung-lai-tai-le-hoi-chua-keo-4.jpg
Từ mùng 1 đến mùng 5 Tết, chùa Keo đón hàng vạn du khách thập phương đến tham quan, dâng hương, chiêm bái. Đặc biệt, kể từ ngày mùng 4 Tết - khai hội chùa Keo, lượng khách tăng cao đột biến. Ước tính của ban tổ chức trong ngày mùng 4 Tết, chùa Keo đón khoảng 30-40 nghìn khách. Trong ngày mùng 5 Tết hôm nay, chùa Keo cũng đón khoảng gần 20 nghìn khách. Ảnh: Ngọc Sơn
hang-nghin-nguoi-dan-ve-xem-roi-can-chau-thanh-duoc-phuc-dung-lai-tai-le-hoi-chua-keo-8.jpg
Các em học sinh thực hiện các nghi thức khai bút đầu xuân trong sáng mùng 5 Tết. Ảnh: Ngọc Sơn
hang-nghin-nguoi-dan-ve-xem-roi-can-chau-thanh-duoc-phuc-dung-lai-tai-le-hoi-chua-keo-9.jpg
Khai bút đầu xuân cũng là một điểm mới trong lễ hội chùa Keo năm nay. Ảnh: Ngọc Sơn
hang-nghin-nguoi-dan-ve-xem-roi-can-chau-thanh-duoc-phuc-dung-lai-tai-le-hoi-chua-keo-5.jpg
Trước đó, ngày 13-2 (mùng 4 Tết), tại Lễ hội chùa Keo cũng tổ chức hội thi kéo lửa nấu cơm, xôi, chè dâng cúng Phật, Thánh giữa các giáp trong làng Keo. Đây là hội thi truyền thống, được tổ chức hàng năm. Ảnh: Ngọc Sơn
hang-nghin-nguoi-dan-ve-xem-roi-can-chau-thanh-duoc-phuc-dung-lai-tai-le-hoi-chua-keo-6.jpg
Quan niệm của làng là làng nào thắng giải của hội thi, được dâng mâm cơm lên cúng Phật, lễ Thánh thì năm đó cả làng ấy sẽ gặp nhiều may mắn, mùa màng bội thu… Vì thế để được đại diện cho làng mình tham gia hội thi thì mỗi thành viên đều được tuyển chọn gắt gao, đáp ứng tiêu chí nhanh nhẹn, khéo léo, sức khỏe dẻo dai và có tinh thần đồng đội tốt. Mỗi đội gồm tám thành viên sẽ phải phối hợp nhịp nhàng trong từng công đoạn: người chạy giải lấy nước, người kéo lửa, người nấu cơm. Nếu như những thành viên chạy giải lấy nước cần sức khỏe dẻo dai, nhanh, bền thì những người tham gia kéo lửa đòi hỏi sự khéo léo, kiên nhẫn. Ảnh: Ngọc Sơn
hang-nghin-nguoi-dan-ve-xem-roi-can-chau-thanh-duoc-phuc-dung-lai-tai-le-hoi-chua-keo-7.jpg
Người dân, du khách xin chữ ở Lễ hội chùa Keo. Theo chương trình tại Lễ hội, trong ngày mai và ngày kia (tức mùng 6 và mùng 7 Tết), tại chùa Keo sẽ còn các hoạt động đặc sắc như Liên hoan văn hoá làng, giải cờ tướng, du thuyền và giao lưu CLB chèo. Ảnh: Ngọc Sơn

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm