Hôm 14-11, bác sĩ Vikram Yadav đã đăng tải lên Youtube đoạn video quay lại cảnh ông dùng nhíp gắp từng “búi” giòi ra khỏi tai của một bệnh nhân trẻ tuổi.
Bác sĩ Yadav giải thích có thể trong lúc ngủ, ruồi đã chui vào tai chàng trai lúc nào không hay. Và hậu quả là chúng làm tổ, sinh sôi và đẻ trứng bên trong tai nạn nhân.
Ông cho biết thêm, nếu không được chữa trị kịp thời, các “vị khách không mời” sẽ bò vào não và từ từ giết chết nạn nhân.
Tiến sĩ Vikram Yadav dùng nhíp gắp từng búi giòi ra khỏi tai của một bệnh nhân trẻ tuổi. Ảnh: Dailyrecord
Giòi chui vào tai hiện đang là mối hiểm họa phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi và những người suy nhược cơ thể.
Những người mắc bệnh này thường than phiền triệu chứng ù tai và hôi tai. Một nghiên cứu của Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ ra rằng, khoảng 8% người bệnh bị tử vong sau khi ấu trùng ruồi xâm nhập vào cơ thể.
Các chuyên gia khuyến cáo, cách tốt nhất để tránh khỏi sự “phá hoại” của loài giòi tai là tìm cách làm cho chúng “ngạt thở”. Chỉ cần như vậy, chúng sẽ “ngoan ngoãn” tự động bò ra khỏi tai mình.
Theo Tiến sĩ Vikram Yadav, nếu thấy ruồi lượn lờ quanh nơi ở, mọi người, đặc biệt là trẻ em và người già, nên dùng vải phủ kín mặt để tránh ruồi chui vào tai và mũi để đẻ trứng.
Xem clip (Nguồn: Youtube)