Ông Khi đang giảng toán cho học sinh đến hỏi bài chiều 28 tết.
Nửa đời đi dạy chữ nhưng thủa nhỏ ông chỉ học hết cấp một. Lên lớp 5, nhà nghèo quá nên phải bỏ học đi làm công nhân xưởng giấy và đi bộ đội. Sau khi phục viên, ông về làm công nhân xưởng cưa và bắt đầu hành trình đi học mót.
Làm thầy từ học mót
Người góp công, người cho mượn nhà Có hôm, ông ngại mang học trò qua nhà đông làm phiền tui nên ông vừa dạy bên nhà tui, vừa dạy bên nhà ông. Tui qua hỏi, ông bảo: “Lỡ nhận thêm lớp 11, sang nhà chị thấy học trò đông quá, sợ chị lo không xuể”. Chồng tui mới bảo: “Trời ơi, ông dạy ngày hai buổi thế thì ốm mất. Cứ đưa học trò qua bên con mà dạy một lần luôn”. Ông Khi sống hết lòng với học trò. Các con của tui cũng nhờ một tay ông mà nên người. |
“Những năm 1970, 1971, tôi rủ thêm tám người nữa cùng học bổ túc văn hóa, được mấy tháng họ bỏ hết. Ban đêm, bộ đội phải ngủ đúng giờ, tôi trùm chăn lại bật đèn tự học. Tôi chế ra chiếc đèn dầu, mỗi khi đi công tác, ngủ ở nhà dân, chỉ việc xin ít dầu để học. Hồi đó, dù bận gì chăng nữa mỗi ngày cũng phải làm được 20 bài tập toán, lý, hóa. Tôi học trong hai năm, được bốn lớp: lớp 8, 9, 10A, 10B. Năm 1974, tôi đạp xe hơn 50 km vào gặp ông trưởng ty giáo dục Hà Tĩnh để xin thi tốt nghiệp cấp ba. Sở phải điện thoại ra Bộ Giáo dục để xin cơ chế. Bộ yêu cầu tôi phải thi cả hai cấp, thi xong cấp hai mới được thi cấp ba. Kết quả, tôi đậu cả hai kỳ tốt nghiệp với điểm số rất cao. Riêng ba môn toán, lý, hóa được 29,5 điểm, tốt nghiệp loại ưu và được cấp bằng năm 41 tuổi.
Hành trình nửa đời làm thầy giáo
Từ năm 1974, ông Khi bắt đầu dạy kèm cho công nhân để thi trung cấp. Khi về hưu, ông đi chăn trâu và dạy kèm cặp, miễn phí cho học sinh. “Nói là chăn trâu vậy thôi nhưng nhiều người tình nguyện chăn trâu thay cho tôi, đổi lại tôi dạy chữ cho họ. Nhiều lúc đang làm giữa đồng mà có học trò đi ngang qua bảo “Ông Khi chỉ cho con bài toán”, tôi bỏ hết công việc để chỉ cho các cháu” - ông kể.
Nói về phương pháp dạy, ông Khi cho biết: “Các cháu đến với tôi, yếu mấy tôi cũng dạy. Tôi cố gắng ôn, hệ thống lại chương trình học cho các cháu nắm chắc gốc. Sau đó dạy trước chương trình mới để vào năm học các cháu không bỡ ngỡ… Bình quân mỗi lớp tôi dạy chừng 15-20 cháu, dạy mỗi tuần năm lớp và dạy kín bảy buổi trong tuần, ngoài ra còn nhận kèm thêm cho vài cháu đặc biệt, lực học yếu nên mỗi ngày dạy 10 tiếng là chuyện thường”. Ban đầu lớp học được mở trong nhà ông Khi nhưng học sinh ngày một đông, nhà ông lại chật chội. Chị Phan Thị Tuyết Thơ, nhà bên cạnh, có con gái đang học với ông cho ông mượn nguyên căn nhà để dạy học trò.
“Tôi trích lương của mình để lập quỹ tặng cho học sinh học tập tốt. Cứ mỗi cháu đậu giải nhất, nhì, ba của tỉnh, tôi tặng quà từ 50.000 đến 150.000 đồng. Giỏi huyện thì 30.000 đồng, còn học sinh giỏi trường, tiên tiến thì mỗi cháu được một cuốn sổ hoặc cây bút để khích lệ. Ngoài ra, tôi còn đưa vào các phần thi giải trí như Chiếc nón kỳ diệu làm bằng chiếc quạt cho các cháu thi đố với nhau và có quà cho các cháu thắng cuộc. Lúc dạy, tôi kể cho các cháu nghe những câu chuyện đạo đức, những câu chuyện gian khổ trong chiến tranh để dạy các cháu nên người” - ông Khi cho biết thêm.
Ở tuổi 80 nhưng hằng ngày lúc 17 giờ, ông vẫn xem VTV2 ôn lại toán, lý, hóa, tìm phương pháp dạy mới. Đến nay, các cháu của ông cháu nào cũng học giỏi và học đại học.
Tiêu điểm Mỗi học trò là một bông hoa “Người ta già, muốn trồng hoa, làm vườn cảnh còn phải bỏ công mua giống, tưới nước, bón phân, tốn tiền mua chậu… còn với tôi, mỗi cháu học sinh là một bông hoa, tôi cố gắng trồng, nuôi dưỡng, vun đắp cho các cháu trở thành bông hoa đẹp nhất, tốt nhất góp ích cho đời. Có lần tôi đang đứng lớp, có một cháu tên Đạt bị tật, cứ đứng bên ngoài nhìn vào mà không dám vào. Tôi hỏi, cả lớp nhao nhao “Đạt nghẻo ông à”. Tôi nghiêm mặt lại bảo các cháu không được lấy khiếm khuyết của người khác ra làm trò đùa và bắt các cháu học sinh hứa. Tan học, tôi nhờ học sinh đưa đến nhà Đạt và gặp mẹ cháu để xin cho cháu vào lớp. Tính đến nay cháu học được ba năm rồi”… Chị PHẠM THỊ TUYẾT THƠ |
HÀN GIANG