Trưng bày “Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập 1868-1966” đặt tại căn biệt thự cổ 2 tầng trong khuôn viên Hội trường Thống Nhất, chính thức khai mạc vào ngày 9-3 và mở cửa cho khách tham quan miễn phí trong 2 tuần từ ngày 10 đến 23-3.
Ở tầng trệt, nhiều hình ảnh quý về dinh Norodom - nơi ở và làm việc của Thống đốc Nam Kỳ được chính quyền Pháp xây dựng từ năm 1868 được công bố. Hành lang khá nhỏ dưới tầng trệt được tận dụng để trưng bày hình ảnh, tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp của những danh nhân ở miền Nam như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn An Ninh.
Điều khác biệt của trưng bày "Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập 1868-1966” là việc thực hành cách tiếp cận và phương pháp diễn giải mới về lịch sử. Với các nguồn tư liệu phong phú từ các trung tâm lưu trữ quốc gia của Việt Nam, Mỹ và Pháp, trưng bày này là sự diễn giải sống động, với cái nhìn đa chiều về các sự kiện lịch sử, câu chuyện và bối cảnh của nó. Đồng thời, sử dụng một số phương tiện công nghệ hiện đại để chuyển tải các câu chuyện lịch sử. Khách tham quan có thể xem, nghe và tương tác để khám phá lịch sử và tự trải nghiệm.
Không gian các bức tường trên cầu thang bộ được tận dụng để đánh dấu những mốc thời gian lịch sử, bổ sung cho câu chuyện.
Ở tầng hai, từ cầu thang đến cánh cửa căn phòng được dùng để giới thiệu diễn biến của cuộc đời ông Ngô Đình Diệm, từ ngày làm quan nhà Nguyễn thời vua Bảo Đại rồi trở thành tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa. Trong ảnh: Sau khi Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ, Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng Quốc gia Việt Nam.
Căn phòng trưng bày "gia đình trị" có nhiều hình ảnh về cuộc đời ông Ngô Đình Diệm gắn với biến cố của dinh Độc Lập lần đầu được phổ biến. Ông Diệm là người đổi tên dinh Norodom thành dinh Độc Lập, khởi xướng xây dựng dinh nhưng không được sống ở đây một ngày nào.
Bước vào căn phòng, người xem sẽ thấy bức ảnh gia đình ông Ngô Đình Diệm nằm trọn trên bức tường, kế bên là gia phả dòng họ Ngô Đình. Nhiều hình ảnh, tư liệu cuộc đời người thân của ông Ngô Đình Diệm như: Ngô Đình Khả, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, bà Trần Lệ Xuân... được sắp xếp theo diễn tiến lịch sử.
Gia đình Ngô Đình Diệm tại Huế năm 1961. Ông Diệm đứng thứ hai hàng trên tính từ trái sang.
Ngô Đình Diệm tại lễ khánh thành khu Trù mật Mỏ Cày tỉnh Kiến Hoà (Bến Tre), ngày 15-7-1960.
Các ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu và bà Trần Lệ Xuân tại Hội chợ kinh tế Cao Nguyên ở thành phố Buôn Mê Thuột tháng 2-1957.
Hội đàm tại dinh Độc Lập tìm giải pháp cho miền Nam Việt Nam giữa Ngô Đình Diệm và các tướng lĩnh vào tháng 10-1954.
Tổng thống Ngô Đình Diệm chúc mừng Đại tá Dướng Văn Minh trong lễ diễu binh tháng 5-1955.
Ông Ngô Đình Diệm (áo trắng đứng giữa) cùng binh sĩ quốc gia Việt Nam sau chiến thắng Bình Xuyên tháng 5-1955.
Ngô Đình Diệm (áo trắng bìa trái) tiếp Nguyễn Thành Phương (đang nâng ly) , Trịnh Minh Thế (phía sau bên phải) trong lễ hợp tác với quân đội quốc gia tại dinh Độc Lập, 31-3-1955.
Máy ảnh Canon Junior, khoảng năm 1960. Ông Ngô Đình Diệm rất thích chụp hình và sưu tầm máy ảnh, đặc biệt hiệu Canon.
Ông Diệm ở khu trù mật Ba Thê, An Giang.
Em nhỏ cùng mẹ xem hình ảnh Quân đội chính phủ Ngô Đình Diệm truy quét quân Bình Xuyên, tháng 5-1955.
Sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tẩm xăng tự thiêu ngày 11-6-1963 ở Sài Gòn để phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm... là điểm nhấn trong căn phòng trưng bày này. Từ đó, dẫn người xem đến câu chuyện Ngô Đình Diệm bị đảo chính lần hai, rồi bị ám sát.
Đại sứ Henry Cabot Lodge (trái) và ông Ngô Đình Diệm.
Diễn biến cuộc chạy trốn của ông Ngô Đình Nhiệm và em trai Ngô Đình Nhu.
Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ giới thiệu về kiến trúc và nội thất dinh Độc Lập, 31-10-1966.
Khách tham quan chụp hình cùng không gian, cuộc sống của người Sài Gòn một thời.