Với khoảng 50 triệu dân Trung Quốc đang sống tại các quốc gia quanh vùng Ấn Độ Dương, sự liên kết của Trung Quốc với khu vực này sẽ gần gũi hơn bao giờ hết.
Chiến lược gia người Mỹ Robert Kaplan, trong quyển sách của ông Monsoon: Ấn Độ Dương và tương lai quyền lực của Mỹ, nhận định Ấn Độ Dương sẽ trở thành trung tâm hàng hải mới của thế giới thế kỉ 21.
Ông Kaplan cho biết khoảng 50% số lượng container vận chuyển và 70% các lô hàng xăng dầu đều đi qua Ấn Độ Dương.
Trong khi đó, hai tác giả Zhang và Li đề cập rằng hơn 90% lượng dầu Trung Quốc được nhập khẩu từ các quốc gia ở khu vực Trung Đông và châu Phi phải đi qua Ấn Độ Dương và eo biển Malacca. Trung Quốc ngoài ra cũng xuất khẩu hàng hóa của mình qua tuyến đường hàng hải này.
Tàu Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tham gia tìm kiếm máy bay 370 của hãng Malaysia Airlines tại vùng biển Ấn Độ Dương, ngày 3 tháng 4 , 2014. (Ảnh/CNS)
Zhang và Li cho biết Ấn Độ Dương không chỉ quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc mà còn đối với an ninh quốc gia. Trung Quốc sẽ không thể nhập khẩu các thiết bị chiến lược phục vụ cho sự phát triển quân sự nước này nếu Ấn Độ Dương và eo biển Malacca bị Ấn Độ - đối thủ tiềm năng lớn nhất của Trung Quốc ở châu Á – gây trở ngại.
Các chuyên gia đưa ra ba giải pháp để bảo đảm lợi ích của Trung Quốc.
Đầu tiên, Trung Quốc cần thiết lập các mối quan hệ gần xa với 41 quốc gia xung quanh Ấn Độ Dương. Trong số đó thì Iran, Arab Saudi, Nam Phi và Kenya được xem là những người bạn quan trọng nhất của Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc nên duy trì các Liên minh từ trước đến nay là Pakistan và Myanmar. Bắc Kinh cũng nên tìm giải pháp giảm bớt căng thẳng với Ấn Độ.
Zhang và Li tin rằng sự hợp tác giữa Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược Ấn Độ Dương của quốc gia. Bắc Kinh cần thuyết phục New De-li rằng Trung Quốc sẽ mang đến hòa bình và sự phồn thịnh cho khu vực thay vì tranh chấp. Mặc dù hai quốc gia không cùng quan điểm chính trị, nhưng hai bên có thể cải thiện quan hệ thông qua kinh tế và giao lưu văn hóa.
Thứ hai, hai tác giả đề nghị Trung Quốc nên tăng cường sự tham gia của mình trong Hiệp hội Hợp tác khu vực Ấn Độ Dương-RIM với vai trò là đối tác đối thoại. Để chứng minh sự sẵn sàng và khả năng duy trì hòa bình, ổn định khu vực, Trung Quốc nên tiến hành tập trận hải quân chung với các nước bạn. Mặc dù chính sách hiện tại không cho phép lực lượng hải quân Giải phóng Nhân dân( PLA) thiết lập căn cứ vĩnh viễn trên đất liền nước khác, nhưng các tác giả nói rằng Trung Quốc cũng có thể tìm đến sự hợp tác từ các đồng minh hoặc các đối tác an ninh để tạo các căn cứ cung cấp nhỏ hơn cho các tàu chiến (PLA).
Cuối cùng, lực lượng hải quân PLA phải có khả năng hoạt động tự do tại tất cả các tuyến giao thông chính của Ấn Độ Dương trước khi gây ảnh hưởng và kiểm soát eo biển Malacca. Zhang và Li cho biết đây là lí do tại sao việc tự phát triển các hãng máy bay bản địa sẽ quan trọng đối với Trung Quốc trong tương lai.