Hồi sinh ngôi đình 300 tuổi ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Hồi sinh ngôi đình 300 tuổi ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm

(PLO)- Sau gần một năm phục dựng, đình An Khánh (tọa lạc tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TP.HCM) đang được hoàn thiện những công đoạn cuối cùng.
Đình Thần An Khánh được xem là biểu tượng của vùng đất Thủ Thiêm, được khai lập trong khoảng thời gian từ năm 1679 đến năm 1725. Đình có diện tích 745,23m2, là công trình cấp III, kết cấu tường gạch, lợp tôn, trong khuôn viên đình có mộ vị tướng họ Trần. Năm 2011, đình An Khánh và các công trình liên quan đã có quyết định di dời để thực hiện dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Đình Thần An Khánh được xem là biểu tượng của vùng đất Thủ Thiêm, được khai lập trong khoảng thời gian từ năm 1679 đến năm 1725. Đình có diện tích 745,23m2, là công trình cấp III, kết cấu tường gạch, lợp tôn, trong khuôn viên đình có mộ vị tướng họ Trần. Năm 2011, đình An Khánh và các công trình liên quan đã có quyết định di dời để thực hiện dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Đến tháng 3-2022, đình An Khánh được phục dựng lại ngay kế bên ngôi đình cũ trước đó. Ảnh: BẢO PHƯƠNG
Đến tháng 3-2022, đình An Khánh được phục dựng lại ngay kế bên ngôi đình cũ trước đó. Ảnh: BẢO PHƯƠNG
Đình Thần An Khánh được xem là biểu tượng của vùng đất Thủ Thiêm, việc phục dựng nhằm lưu giữ nét đẹp văn hóa, truyền thống, tín ngưỡng, tôn vinh công lao, thể hiện lòng biết ơn đối với tiền nhân, người có công mở đất khai phá, tạo dựng vùng đất Thủ Thiêm.Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Đình Thần An Khánh được xem là biểu tượng của vùng đất Thủ Thiêm, việc phục dựng nhằm lưu giữ nét đẹp văn hóa, truyền thống, tín ngưỡng, tôn vinh công lao, thể hiện lòng biết ơn đối với tiền nhân, người có công mở đất khai phá, tạo dựng vùng đất Thủ Thiêm.Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Ngôi đình được cất trên một nền đất cao và có chiều sâu. Đình có tổng cộng 28 cột trụ khiến kết cấu càng thêm vững chắc. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Ngôi đình được cất trên một nền đất cao và có chiều sâu. Đình có tổng cộng 28 cột trụ khiến kết cấu càng thêm vững chắc. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Phần mái được lợp bằng ngói âm dương tráng men mang kiến trúc đình làng truyền thống của vùng Nam Bộ. Ảnh: BẢO PHƯƠNG
Phần mái được lợp bằng ngói âm dương tráng men mang kiến trúc đình làng truyền thống của vùng Nam Bộ. Ảnh: BẢO PHƯƠNG
Trên nóc đình có gắn tượng “Lưỡng long tranh châu“ chạm khắc tinh xảo. Ảnh: BẢO PHƯƠNG
Trên nóc đình có gắn tượng “Lưỡng long tranh châu“ chạm khắc tinh xảo. Ảnh: BẢO PHƯƠNG
Góc mái đình cũng được thực hiện với kiến trúc đặc trưng của đình chùa. Ảnh: BẢO PHƯƠNG
Góc mái đình cũng được thực hiện với kiến trúc đặc trưng của đình chùa. Ảnh: BẢO PHƯƠNG
Bên trong chính điện đình An Khánh hiện được đặt bàn thờ tạm. Bàn thờ chính Thần Thành Hoàng bổn cảnh cùng các bàn thờ khác như Tả ban, Hữu ban, Tiền hiền, Hậu hiền, Tiên sư, Bạch mã thái giám, Chiến sĩ trận vong, Bạch hổ Sơn thần... sẽ được di chuyển từ đình cũ qua đây khi công trình hoàn thành trong thời gian sắp tới.Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Bên trong chính điện đình An Khánh hiện được đặt bàn thờ tạm. Bàn thờ chính Thần Thành Hoàng bổn cảnh cùng các bàn thờ khác như Tả ban, Hữu ban, Tiền hiền, Hậu hiền, Tiên sư, Bạch mã thái giám, Chiến sĩ trận vong, Bạch hổ Sơn thần... sẽ được di chuyển từ đình cũ qua đây khi công trình hoàn thành trong thời gian sắp tới.Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Công nhân đang tất bật thi công những hạng mục cuối. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Công nhân đang tất bật thi công những hạng mục cuối. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Đình An Khánh được phục dựng gần vị trí đình cũ, nằm sát đường Lương Định Của (cạnh Trung tâm triển lãm TP.HCM), phường An Khánh, TP Thủ Đức. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Đình An Khánh được phục dựng gần vị trí đình cũ, nằm sát đường Lương Định Của (cạnh Trung tâm triển lãm TP.HCM), phường An Khánh, TP Thủ Đức. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Đọc thêm