Hơn 83.000 thí sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT

(PLO)-  Năm nay, số thí sinh thi để xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng chiếm 87,8%, thí sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT chiếm 8,3%.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 8-6, Ban chỉ đạo cấp quốc gia tổ chức hội nghị trực tuyến về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Phát biểu tại đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, theo kế hoạch, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 diễn ra vào các ngày 7 và 8-7.

Theo chủ trương, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vẫn giữ ổn định về phương thức như năm 2021. Theo kế hoạch, việc công bố kết quả thi sẽ vào ngày 24-7.

“Những phương thức tổ chức của kỳ thi là cũ nhưng vẫn cần được quan tâm làm bài bản, bởi các thí sinh năm nay vẫn là mới, phụ huynh mới” - ông Sơn nói.

Cũng tại hội nghị, ông Lê Mỹ Phong, Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, đơn vị đã trình lãnh đạo Bộ cho phép không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung quy chế thi (các vấn đề cần điều chỉnh về kỹ thuật trong tổ chức kỳ thi năm 2022 được bổ sung vào văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi)…

Ngoài ra, Cục này đã tham mưu xây dựng kế hoạch xây dựng ngân hàng câu hỏi thi (NHCHT), theo đó, thực hiện nguyên tắc độc lập và phân định rõ trách nhiệm giữa các khâu trong xây dựng, quản lý NHCHT: biên soạn, biên tập, thẩm định, định cỡ, lựa chọn và nhập dữ liệu câu hỏi.

Thực hiện rà soát “ma trận” đề thi của tất cả 15 môn thi, bảo đảm nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Các nội dung kiến thức được tinh giản do tác động của dịch COVID-19 các năm học 2019-2020, 2020-2021 và 2021-2022 sẽ không đưa vào đề thi năm nay.

Đề thi tham khảo đã được công bố vào 31 – 3 giúp các nhà trường, giáo viên, học sinh có định hướng phù hợp trong dạy, học, ôn tập để chuẩn bị tham gia Kỳ thi năm 2022.

Rà soát, hoàn thiện NHCHT, lựa chọn câu hỏi đã có trong NHCHT thi theo “ma trận” đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và viết bổ sung câu hỏi mới; đến tháng 6 - 2022 cơ bản bảo đảm cả về số lượng, chất lượng để phục vụ công tác đề thi; thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật ở tất cả các khâu, nhất là khâu lựa chọn và nhập dữ liệu câu hỏi vào NHCHT.

Đối với công tác ra đề thi, hoàn thiện hướng dẫn quy trình ra đề thi bảo đảm khách quan, bảo mật để thực hiện các khâu soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án; trong đó phân định rõ trách nhiệm của các cá nhân tham gia Hội đồng ra đề thi.

Toàn cảnh hội nghị trực tuyến về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh PHI HÙNG

Toàn cảnh hội nghị trực tuyến về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh PHI HÙNG

Về phần mềm tổ chức thi, thực hiện hoàn thiện, nâng cấp phần mềm hỗ trợ quản lý, tổ chức thi và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ tổ chức thi. Hệ thống đã hỗ trợ tốt cho việc đăng ký dự thi của Kỳ thi theo hình thức trực tuyến.

Cục Quản lý chất lượng đã phối hợp với Cục Công nghệ thông tin tổ chức kiểm thử phần mềm hỗ trợ ra đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Đến 17 giờ ngày 5 - 6 các đơn vị đã hoàn thành xong việc duyệt Phiếu ĐKDT với tổng số Phiếu ĐKDT trên hệ thống là 1.002.486 phiếu.

Trong đó, số thí sinh thi để xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng là 880.101 (87,8%). Số thí sinh chỉ thi chỉ để xét tốt nghiệp là 83.196 (8,3%). Số thí sinh (đã tốt nghiệp THPT) chỉ thi để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng là 39.189 (chiếm tỷ lệ 3,9%).

Cũng theo ông Phong, năm nay số lượng thí sinh đăng ký dự thi thấp hơn năm ngoái. Qua thống kê, số lượng thí sinh đăng ký dự bài thi Khoa học xã hội cũng nhiều hơn so với số đăng ký bài thi Khoa học tự nhiên, điều này cũng tương tự so với năm ngoái.

Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ, phối hợp với các đơn vị của Bộ Công an chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai công tác cho Hội đồng ra đề thi bảo đảm an toàn, chất lượng.

Hoàn thiện, nâng cấp phần mềm hỗ trợ quản lý, tổ chức thi và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ tổ chức thi.

Tổ chức các đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia đến kiểm tra công tác chuẩn bị, tổ chức Kỳ thi tại địa phương.

Theo dõi công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi tại các địa phương và chỉ đạo tổ chức thi theo đúng tiến độ, kế hoạch; bảo đảm kỳ thi được tổ chức an toàn, nghiêm túc, minh bạch, khách quan và chất lượng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm