Hòn đảo bí ẩn ở Siberia làm Putin “đau đầu”

Theo Daily Mail, khu vực này lần đầu được phát hiện vào năm 1831, và mục đích xây dựng của hòn đảo này vẫn chưa được lí giải suốt gần hai thế kỉ nay.

Thoạt nhìn thì hòn đảo hình chữ nhật Por-Baijin trông như là một pháo đài hay một nhà tù ghê rợn với kiểu kiến trúc phổ biến và một vài khu vực bị hủy hoại. Nhưng cho tới nay, 1300 năm sau khi được xây dựng thì công dụng của hòn đảo hình chữ nhật này và tàn tích mê cung sâu trong Siberia vẫn còn là một ẩn số. 

 Hòn đảo bí ẩn Por-Bajin

 Pháo đài bí ẩn được nối với một vùng đất bằng một lối đi nhỏ

Các sử gia và nhà khoa học Nga có nhiều quan điểm khác nhau về ẩn số này. Một vài chuyên gia tin rằng khu vực biệt lập này được xây nên để người dân sinh sống không phải làm nhà tù. Họ còn cho rằng hòn đảo này thực chất là một cung điện mùa hè, tu viện hoặc thậm chí là một đài quan sát thiên văn

Tên gọi Por-Bajin dịch theo tiếng Tuvan nghĩa là “ngôi nhà đất sét”. Hòn đảo tọa lạc ở giữa vùng Sayan và dãy núi Altai, cách Moscow khoảng 3800 km gần biên giới của Mông Cổ.

Bản đồ tái hiện lại hòn đảo trước khi bị hủy hoại 

Hòn đảo nằm cách Moscow 3800 km và gần biên giới Mông Cổ

Nhiều cuộc nghiên cứu chuyên sâu đã được tiến hành vào năm 2007. Các nhà khảo cổ học đã khám phá được các tấm bài vị bằng đất sét cỡ bàn chân người, những bức vẽ đã phai màu trên phần thạch cao của các bức tường, những cánh cổng khổng lồ và nhiều mảnh gỗ cháy.

Các chuyên gia cho rằng hòn đảo này được xây dựng trong suốt thời kì đế chế Uighur Khaganate (744-840 SCN) nhưng động cơ xây dựng nên công trình này vẫn chưa rõ ràng. Kiến trúc này nằm ở nơi quá vắng vẻ, cách xa khu định cư và các tuyến đường giao thương.

Viện Khoa học Nga đang tiến hành khai quật để tìm ra thời điểm và nguyên nhân khu phức hợp này được xây dựng

 Por-Bajin ( hay “ngôi nhà đất sét” theo tiếng Tuvan) từ lâu được cho là pháo đài xây dựng bởi vương triều Uyghur

Bí ẩn khác được hé lộ khi cách thức xây dựng và vật liệu lại là phương thức xây dựng của người Trung Quốc

Bí ẩn chồng chất bí ẩn, khi mà cách thức xây dựng và vật liệu xây dựng nên công trình này lại dựa theo phương thức xây dựng truyền thống của người Trung Quốc.

Một số nhà khoa học cho rằng họ có thể áp dụng công nghệ tạo bản đồ bằng tia laser để tạo ra một hình ảnh ba chiều về khu vực rộng 3.5 hecta này và từ đó có thể tìm được công dụng thật sự của nó.

Các cuộc khai quật trong những năm 1950 và 1960 không thể đi đến được kết luận chính thức 

 Các cuộc khai quật trong những năm 1950 và 1960 không thể đi đến được kết luận chính thức

Mặc dù nhiều tài liệu ước đoán công trình này rơi vào khoảng 1,300 năm tuổi, nhiều bức tường ở đây vẫn còn nguyên vẹn và được bảo quản tốt. Cấu trúc chính của khu vực được chia ra thành hai phần, vào được bao bọc bởi các tuyến đường bộ có mái lợp được chống đỡ bơi 36 cột gỗ nằm trên các bệ đỡ bằng đá.

Câu hỏi thậm chí còn khiến các nhà khoa học đau đầu thêm là tại sao nơi này lại bị bỏ hoang. Các nghiên cứu trước đây có cho thấy khu vực này có rất ít các hệ thống sưởi ấm, mặt dù nơi đây quanh năm phải chống đỡ khí hậu khắc nghiệt của vùng Siberia và nằm ở vùng đất cách 2,299m so với mực nước biển.
Thủ tướng Nga Vladimir Putin và hoàng tử Albert của Monaco đã từng viếng thăm hòn đảo này vào năm 2007. Họ cũng ngạc nhiên với các chi tiết của khu vực. Ông Putin từng khẳng định: “Tôi đã từng đi rất nhiều nơi, từng thấy nhiều điều, nhưng chưa bao giờ tôi thấy thứ gì lạ lùng đến vậy”.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

(PLO)- Chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dường như muốn đổi tên nước này thành “Bharat” để tách Ấn Độ khỏi quá khứ thuộc địa.