Hợp tác xã... gom rác trên biển

Hợp tác xã... gom rác trên biển ảnh 1

Đưa rác thải từ các tàu neo đậu trên cảng Dung Quất xuống ghe. Ảnh: Phạm Anh

“Em muốn đi với ghe thì xuống thiệt sớm để ra biển đi gom rác với tụi anh. Còn tới trễ thì theo thúng mà ra để lên thuyền”, ông Vương Tấn Lợi, chủ nhiệm hợp tác xã thu gom rác thải trên biển Bình Thuận (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) nói. Hôm sau, tôi xuống trễ và phải nhờ thúng đánh bắt tôm nhí của ngư dân ở đây ra tàu gom rác của ông Lợi. Trong cái khó ló cái khônChưa bước lên thuyền, tôi đã thấy xã viên trên thuyền của ông Lợi chuyền tay nhau từng chiếc túi nilông, bao, giỏ đựng rác và các loại chất thải từ các tàu chở hàng, chở dầu... xuống ghe. Ông Võ Toàn Chiến ở thôn Tuyết Diêm, xã Bình Thuận cho biết: “Công việc bắt đầu từ sáng sớm, tuỳ theo đi xa hay gần mà gom rác vào bờ sớm hay muộn. Ngày nào về bờ sớm thì khoảng 15 –16 giờ, còn như mấy ngày này, do sóng lớn, thuyền đi chậm, nên đến 18 giờ 30, ghe mới vào bờ”. Theo ông Chiến, hầu hết các xã viên và lao động làm nghề này đều là ngư dân, còn vợ ở nhà làm nông. Sau khi khu kinh tế Dung Quất “mọc” lên, ở trên biển thì ngư trường đánh bắt bị thu hẹp, còn trên bờ, ruộng vườn bị các nhà máy, xí nghiệp ở đây “nuốt” hết. “Tụi tui thất nghiệp mới xoay đủ nghề: từ lái đò, làm thuê trên các công trình. Nhưng cuối cùng không ai có cuộc sống ổn định. Tui cũng vậy, hiến cả ngàn mét đất, được đền bù 50 triệu đồng, vợ xoay qua nuôi heo, tui đi làm thuê. Sau đó, mấy anh em trong xã rủ đi làm dịch vụ thu gom rác, vừa làm sạch môi trường biển, vừa có chén cơm ăn”, ông Chiến kể. Nghề gom rác kiếm ăn đượcChủ nhiệm hợp tác xã thu gom rác thải Bình Thuận, ông Vương Tấn Lợi cho biết: “Hợp tác xã Bình Thuận ra đời vào năm 2009. Ban đầu cứ ngỡ cái nghề gom rác chỉ giải quyết việc làm cho anh em và góp phần giữ vệ sinh môi trường biển thôi, ai ngờ anh em xã viên và lao động ở đây kiếm ăn cũng khá dần lên”.Theo ông Lợi, lúc đầu hợp tác xã chỉ có 17 xã viên và gần 50 lao động. Tuy nhiên, để làm ăn thuận lợi, hợp tác xã ký hợp đồng với cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi. Hàng ngày, thông qua cảng vụ, hợp tác xã biết được có bao nhiêu tàu cá về neo đậu xung quanh cảng, từ đó, ban chủ nhiệm hợp tác xã sẽ ký hợp đồng với các tàu neo đậu tại đây để làm dịch vụ thu gom rác thải và vệ sinh tàu. Khi ký hợp đồng xong, các xã viên và lao động của hợp tác xã chia nhau thành các nhóm leo lên các tàu thu gom các loại rác thải sinh hoạt của thuỷ thủ và các loại nhớt xả, dầu bẩn...” Sau này, theo yêu cầu của các tàu neo đậu tại đây, hợp tác xã còn làm thêm dịch vụ cạo, chống gỉ vỏ tàu và thậm chí còn sơn lại tàu nữa”, ông Lợi nói. Theo ông Lợi, cứ mỗi lần làm vệ sinh như vậy, hợp tác xã sẽ thu khoảng 1 triệu đồng/chuyến tàu nhập dầu thô, còn tàu nạo vét, tàu ximăng thì thu 220.000 đồng/lần; nếu nhận sơn tàu thì 400.000 đồng/m2... Ngoài ra, người lao động còn có thu nhập thêm từ việc bán dầu bẩn, dầu nhớt xả, dầu rửa bồn cho người thu mua đốt lò. “Mỗi tháng, bọn tui chỉ nghỉ có bốn ngày chủ nhật. Trung bình mỗi lao động có từ 2 – 2,5 triệu đồng/tháng; cổ đông hợp tác xã thì được từ 3 – 4 triệu đồng/người/tháng. Dù thu nhập không cao, nhưng ổn định, ít nguy hiểm mà lại khoẻ hơn so với đi biển”, ông Lợi nói. Thấy nghề gom rác ăn nên làm ra, tại cảng Dung Quất bây giờ có thêm một công ty chuyên thu gom rác thải và vệ sinh tàu biển Dung Quất ra đời, trong đó ông Huỳnh Thế Cường, phó giám đốc công ty này nguyên là chủ chiệm hợp tác xã thu gom rác thải Bình Thuận.  Theo ông Ngô Văn Vương, bí thư đảng uỷ xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, nhờ có hợp tác xã chuyên thu gom rác trên biển đã góp phần làm sạch môi trường trên biển, tạo được việc làm ổn định cho ngư dân đang thất nghiệp tại đây. Theo Phạm Anh (SGTT)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm