Đó là trường hợp của bé NTH (tám tháng tuổi, ở Sơn Tây, Hà Nội). Bé H. sau đó được gia đình đưa đi sơ cứu tại BV đa khoa tỉnh Sơn Tây (Hà Nội), tiếp đó chuyển lên cấp cứu tại BV Nhi Trung ương chiều 1-5.
Các bác sĩ khoa Cấp cứu-Chống độc, BV Nhi Trung ương cho biết bé H. nhập viện trong tình trạng kích thích, vật vã, quấy khóc, có dị vật là thanh sắt đâm xuyên thẳng vào má trái.
Tại đây các bác sĩ đã truyền dịch, truyền kháng sinh, giảm đau và tiêm phòng uốn ván cho bệnh nhi, đồng thời làm các xét nghiệm cần thiết. Sau khi hội chẩn đánh giá tình hình, đêm 1-5, bệnh nhi được phẫu thuật rút dị vật ra.
Bé gái bị thanh sắt đâm thủng sọ đang được cấp cứu. Ảnh: H.PHƯỢNG
Theo ThS-BS Hồ Trung Luân, khoa Ngoại thần kinh, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhi, ca mổ khá khó khăn do thanh sắt đâm vào gò má trái qua phần mềm của má, đâm thủng sàn sọ, xuyên qua vùng não thái dương và vùng đỉnh sát các mạch máu lớn.
“Thanh sắt cũ, giòn nên rất dễ gãy, lại nằm sát các mạch máu nên nguy cơ chảy máu trong mổ là rất lớn. Nguy cơ nhiễm trùng não, áp-xe não cũng rất cao” - BS Luân cho hay.
Sau hơn 30 phút phẫu thuật, dị vật đã được gắp ra an toàn. Hiện bệnh nhi đang được tiếp tục theo dõi sau mổ, kiểm soát tình trạng phù não, chống nhiễm trùng, chảy máu tại khoa Hồi sức ngoại.
Bác sĩ khoa Cấp cứu-Chống độc, BV Nhi Trung ương cho biết mỗi năm khoa tiếp nhận 1.100-2.000 trường hợp trẻ bị tai nạn thương tích và thường có dấu hiệu gia tăng vào mùa hè, trong đó rất nhiều tai nạn thương tâm. Trẻ thì uống nhầm thuốc diệt cỏ paraquat, trẻ bị đuối nước trong bồn tắm, có trẻ bị gấu cắn đứt một bên cánh tay, có trẻ lại ngã từ tầng cao xuống do chơi thả diều trên nóc nhà…
Trường hợp như của bé H. là một trong những tai nạn hy hữu. Bác sĩ khuyến cáo: Người lớn khi đưa trẻ ra ngoài chơi nên để ý xung quanh và tạm thời tránh xa khu vực có máy cắt cỏ hay các máy công nghiệp đang vận hành. Với trẻ lớn hơn, người lớn cần giải thích để trẻ biết về loại tai nạn này và có ý thức rời xa khu vực không an toàn.
(PLO)- Vaccine mới có thành phần vaccine ho gà toàn tế bào nên gây ra phản ứng thông thường là sưng, đỏ, đau tại chỗ vết tiêm, sốt.
(PLO)- Theo người nhà các bé, vào chiều 8-6, năm bé đều ăn quả vải, đến tối các bé có dấu hiệu đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi nhưng gia đình nghĩ bị cảm thông thường.