Intimex Group: 18 năm phát triển đột phá của ‘ông lớn’ ngành nông sản

(PLO)- Sau hơn 18 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex (Intimex Group) đã trở thành tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu nông sản (cà phê, tiêu, điều và gạo), thu về hàng tỷ USD mỗi năm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex là doanh nghiệp cổ phần hoá từ chi nhánh Công ty xuất nhập khẩu Intimex tại TP.HCM trực thuộc Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương). Công ty chính thức hoạt động ngày 1-7-2006 với vốn điều lệ là 14,4 tỷ đồng và 91 cán bộ công nhân viên. Đến nay, công ty đã có 15 công ty thành viên, 7 chi nhánh, 7 doanh nghiệp liên kết trong nước và 1 công ty ở nước ngoài.

Chủ tịch HĐQT Intimex Group là ông Đỗ Hà Nam. Ông Nam đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VIETFOOD), Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA).

Nhà xuất khẩu cà phê, gạo hàng đầu Việt Nam

Trải qua 18 năm hoạt động, Intimex đã xây dựng chuỗi 13 nhà máy sản xuất chế biến cà phê nhân xuất khẩu tại các vùng nguyên liệu lớn trên cả nước, trải dài khắp các tỉnh thành gồm: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai… với tổng công suất 750 nghìn tấn/năm.

intimex-group-18-nam-phat-trien-dot-pha-cua-ong-lon-nganh-nong-san.jpg
Nhà máy chế biến gạo thuộc Intimex Group tại An Giang. Ảnh: Intimex Group

Theo thống kê, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu công ty vượt mốc hơn 934 triệu USD với tổng doanh thu hơn 46,8 nghìn tỷ đồng. Sự thành công ấn tượng trong nửa đầu năm 2024, không chỉ phản ánh sức mạnh tài chính và sự mở rộng quy mô của Intimex mà còn khẳng định hiệu quả của chiến lược phát triển bền vững mà công ty đã theo đuổi.

Với hệ thống nhà máy chế biến cà phê hiện đại, Intimex đã nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời tối ưu hóa quy trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định và hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, từ chế biến, xuất khẩu cà phê, công ty còn mở rộng quy mô sang chế biến hạt tiêu, điều và gạo. Hiện Intimex sở hữu 2 nhà máy chế biến hạt tiêu sạch xuất khẩu tại Bình Dương và Gia Lai, 3 nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu tại Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh, 2 nhà máy chế biến gạo xuất khẩu tại Đồng Tháp và An Giang với công suất 450 nghìn tấn/năm, 1 nhà máy chế biến cà phê hoà tan công suất 4 nghìn tấn/năm và đang triển khai nâng công suất lên 8 nghìn tấn/năm.

intimex-group-18-nam-phat-trien-dot-pha-cua-ong-lon-nganh-nong-san-2.jpg
Chi nhánh Intimex Đồng Tháp. Ảnh: Intimex Group

Các trung tâm thương mại của công ty được đặt lần lượt tại các tỉnh thành lớn, là trung tâm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu như Đà Nẵng, Hải Phòng, Đắk Lắk, Tây Ninh. Ngoài ra, Intimex còn có 5 nhà máy sản xuất bê tông tươi ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. 80% các nhà máy đi vào hoạt động sản xuất trên 5 năm nên đã được khấu hao hết giá trị. Tổng giá trị tài sản của công ty hơn 8.928,8 tỷ đồng.

Sứ mệnh đưa nông sản Việt vươn tầm quốc tế

Với tầm nhìn trở thành tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản và dịch vụ trong khu vực và thế giới, Intimex chú trọng áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến để cải thiện hiệu quả sản xuất và chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường toàn cầu.

Intimex Group: 18 năm phát triển đột phá của ‘ông lớn’ ngành nông sản.jpg
Nhà máy chế biến cà phê hoà tan đang triển khai nâng công suất lên 8 nghìn tấn/năm. Ảnh: Intimex Group

Ngoài ra, công nhân viên của tập đoàn cũng không ngừng trau dồi, học hỏi thêm kinh nghiệm để nâng cao tay nghề, đồng thời thực hiện sứ mệnh đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước thông qua việc cung ứng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao.

Đặc biệt, bên cạnh là doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu nông sản hàng đầu Việt Nam, những năm qua, Intimex Group còn tích cực đẩy mạnh việc hợp tác, liên kết với các địa phương, tham gia các chương trình nông nghiệp bền vững để nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư sâu vào các vùng nguyên liệu, góp phần phát triển kinh tế xã hội và môi trường.

Trong đó, tiêu biểu nhất là các chương trình cà phê bền vững như 4C, UTZ tại các vùng cà phê trọng điểm như Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng. Đến nay, số nông hộ tham gia chương trình cà phê bền vững trên 39,900 nông hộ, diện tích 73,700 hecta, sản lượng 294,000 tấn

Có thể thấy, Intimex Group đã và đang xây dựng doanh nghiệp xuất khẩu nông sản bền vững về môi trường, xã hội và đóng góp lớn cho nền kinh tế. Công ty đã và đang trở thành sợi dây liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong và quốc tế.

Bên cạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng trưởng bền vững, chăm lo tốt đời sống người lao động, Intimex Group còn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, hỗ trợ các gia đình khó khăn như: Ủng hộ chương trình đi bộ vì nạn nhân chất độc da cam – dioxin” tại TP.HCM; hỗ trợ gạo và phát quà cho bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Trảng Bàng, Tây Ninh; trao quà, gạo, áo quần tại Trường dân tộc nội trú và Đồn Biên phòng Bản Xèo, huyện Bát Xát, Lào Cai.

Đặc biệt, hưởng ứng lời kêu gọi của Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3, tập đoàn đã ủng hộ hơn 1 tỉ đồng đến người dân các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão lũ vừa qua.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm