Các gia đình không thể trốn thoát nên giơ cờ trắng để đánh dấu vị trí của họ trong thành phố, đây là một chiến thuật đã thành công trong các cuộc chiến gần đây.
Có 3 hành lang được mở cho các công dân đến tạm trú ở phía tây, tây nam và đông nam thành phố, theo Falih al-Essawi, phó chủ tịch hội đồng quận.
“GIờ G giải phóng Falluja đã đến”, Abadi viết trên Twitter chính thức của mình, dùng một chữ viết tắt Ả Rập khi nói đến nhóm cực đoan IS.
Theo RT, Bộ trưởng quốc phòng Iraq Khaled al-Obaidi cho biết quân đội đã lên kế hoạch và sẵn sàng xây cầu tạm để vận chuyển cứu trợ đến các khu vực bị bao vây khi một trong các chiến thuật chính của IS thường là phá hủy cơ sở hạ tầng, làm sập cầu để đe dọa quân đội chính phủ.
Các lực lượng an ninh Iraq tập hợp ở ngoại ô Fallujah ngày 22-5-2016
Quân chính phủ gồm có quân đội, cảnh sát, các lực lượng chống khủng bố, các chiến binh bộ lạc địa phương và liên quân binh sĩ hồi giáo Shi'ite Muslim militias. Có thể liên quân do Mỹ dẫn đầu đã đánh bom IS ở Iraq và Syria trong gần 2 năm sẽ hỗ trợ không quân.
Để tránh gia tăng căng thẳng với các cư dân dòng Sunni. Các binh sĩ dòng Shi'ite bao gồm những nhóm được Iran ủng hộ sẽ bị hạn chế hoạt động bên ngoài trung tâm thành phố, vì hầu hết họ đã chiến đấu ở Ramadi, thủ phủ tỉnh Anbar gần đó được tái chiếm vào tháng 12 năm ngoái..
Falluja, pháo đài lâu đời của các chiến binh hồi giáo Sunni nằm cách Baghdad 50 km về phía Tây, là thành phố đầu tiên rơi vào tay IS vào tháng 1-2014, chỉ sáu tháng sau khi nhóm tuyên bố một nhà nước Hồi giáo trải rộng phần lớn Iraq và Syria.
Quân đội, cảnh sát và các binh sĩ được liên quân ủng hộ đã bao vây thành phố này từ cuối năm ngoái, trong khi các chiến binh đã ngăn cản các cư dân rời khỏi đây trong nhiều tháng.
IS muốn vương quốc mới của chúng phải có sự sống và chúng hành quyết những người cố gắng trốn thoát một cách tàn bạo theo lời các nhân chứng với tổ chức quan sát nhân quyền Human Rights Watch (HRW).
Các cư dân cho Reuters biết có khoảng 20 gia đình đã cố gắng trốn thoát từ một vùng lân cận tiền tuyến phía nam vào cuối ngày thứ Bảy vừa qua (21-5) nhưng chỉ phân nửa thành công. Một số bị IS ngăn cản, một số chết vì chất nổ rải dọc đường.
Hôm Chủ nhật vừa qua, Essawi cho biết trên một kênh truyền hình địa phương là có khoảng 75.000 người còn ở đây cùng với khoảng 60.000 đến 90.000 binh lính Mỹ. Trước chiến tranh, thành phố từng là một nơi rất thịnh vượng trên dòng Euphrate này có 300.000 người sinh sống.
Rất nhiều người đã bị giết hoặc chết vì đói. LHQ và HRQ cho biết các cư dân ở đây đang bị đói và thiếu thuốc men nghiêm trọng, giá thực phẩm quá cao. Viện trợ vẫn chưa thể đến từ khi Ramadi được giải phóng.
Fallujah, từng được mệnh danh là “thành phố của những đền thờ Hồi giáo”, là trọng tâm cho niềm tin hồi giáo Sunni ở Iraq, giờ trông như một bộ phim hậu tận thế khi RT đến nơi này vào tháng 2. Fallujah đã bị thiệt hại nặng nề trong hai cuộc chiến chống al Qaeda năm 2004 do các lực lượng Mỹ thực hiện.
Việc tái chiếm lại Fallujah sẽ giúp khôi phục cuộc sống bình thường cho tỉnh Anbar, đảm bảo giao thông hơn 500 km từ Baghdad đến biên giới Jordanian và về hướng Bắc lên Haditha cách thủ đô 190 km về phía tây bắc.
IS vẫn đang chiếm giữ những lãnh thổ rộng lớn và các thành phố chính như Mosul ở phía Bắc. Các nhà chức trách đã cam kết tái chiếm Mosul trong năm nay mặc dù một số quan chức thầm nghi vấn liệu quân đội có thể đúng hạn hay không.