Nhiều người cho rằng cách gọi này bắt nguồn từ Mỹ vì đây được xem là nước sản xuất phim có nhiều cảnh khiến…. bố mẹ phải che mắt con cái nhất.
Ký hiệu phim Mỹ
G – General Audience. Kí hiệu này nghĩa là mọi độ tuổi đều có thể xem được, nội dung phim không có gì là không phù hợp với trẻ em. Những cảnh khỏa thân, tình dục hay tệ nạn xã hội hầu như không có; bạo lực được giảm thiểu đến mức tối đa, ngôn ngữ thường lịch lãm, trang nhã nhưng không xa lạ với ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày.
PG – Parental Guidance Suggested: Phim mang ký hiệu này bắt đầu có một số dấu hiệu không phù hợp với trẻ em. Sẽ có những cảnh quay trẻ em không nên xem với số lần xuất hiện thấp và thời lượng rất ngắn. Tuy nhiên nội dung và ngôn từ đa dạng và phức tạp hơn. Các bậc phụ huynh nên xem xét bộ phim trước khi để con em mình xem, và có thể có những hướng dẫn hay định hướng trước cho trẻ cho phù hợp. (Hẳn ai cũng nhớ, đến cảnh nào đó thì bố mẹ…sẽ bịt mắt bạn lại)
PG-13 – Parents Strongly Cautioned. Các bậc phụ huynh phải thật thận trong khi để con em mình xem những bộ phim mang ký hiệu này nếu các cháu dưới 13 tuổi. Ở loạt phim này những cảnh quay bạo lực mạnh hay tình dục thường không xuất hiện nhưng có thể xuất hiện vấn nạn khác như ma túy, trộm cắp, cướp giật và thường có nhiều tiếng lóng và những ngôn ngữ xã hội đen.
R – Restricted Under 17. Phim thuộc diện này cần có cha mẹ hoặc người lớn xem cùng với thiếu niên vì phim thường bao gồm các yếu tố giành cho người trưởng thành. Tất cả các yếu tố phức tạp về ngôn ngữ, chủ đề, bạo lực, tình dục, tội phạm, tệ nạn đều có thể xuất hiện trong phim.
NC-17 – No One 17 and Under Admitted. Ký hiệu này có trên những bộ phim mà bộ phận thẩm định khuyến cáo hầu hết các bậc cha mẹ không nên để con em mình xem. Tất cả những yếu tố nêu ở trên đều xuất hiện và ở mức độ cao. Điều này không có nghĩa là những bộ phim đó là tục tĩu hay thô thiển, mà chỉ đơn thuần là chưa phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Hệ thống phân loại phim này nhận được sự ủng hộ lớn của người dân Hoa Kỳ. Vì vậy, mặc dù việc đánh giá này là không bắt buộc nhưng hầu hết các hãng phim đều đưa tác phẩm của mình ra thẩm định. Việc phân loại này giúp ích rất nhiều cho các phụ huynh trong việc lựa chọn bộ phim phù hợp với lứa tuổi con em mình. Nhưng do đây chỉ là những đánh giá chung mang tính chất khái quát cho cả cộng đồng, các bậc cha mẹ vẫn nên tìm hiểu kỹ các bộ phim trước khi cho con em mình xem để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Ký hiệu phim Hongkong
Phim Hongkong tràn vào Việt Nam từ cuối những năm 1980 và đầu 90. Một thời các quầy băng video ở khắp Việt Nam đều phải gắn tiêu đề “Tình cảm Hongkong”, “Gangster Hongkong”… bên ngoài cuốn băng để tiện cho khách thuê.
Ký hiệu phim Mỹ
G – General Audience. Kí hiệu này nghĩa là mọi độ tuổi đều có thể xem được, nội dung phim không có gì là không phù hợp với trẻ em. Những cảnh khỏa thân, tình dục hay tệ nạn xã hội hầu như không có; bạo lực được giảm thiểu đến mức tối đa, ngôn ngữ thường lịch lãm, trang nhã nhưng không xa lạ với ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày.
PG – Parental Guidance Suggested: Phim mang ký hiệu này bắt đầu có một số dấu hiệu không phù hợp với trẻ em. Sẽ có những cảnh quay trẻ em không nên xem với số lần xuất hiện thấp và thời lượng rất ngắn. Tuy nhiên nội dung và ngôn từ đa dạng và phức tạp hơn. Các bậc phụ huynh nên xem xét bộ phim trước khi để con em mình xem, và có thể có những hướng dẫn hay định hướng trước cho trẻ cho phù hợp. (Hẳn ai cũng nhớ, đến cảnh nào đó thì bố mẹ…sẽ bịt mắt bạn lại)
PG-13 – Parents Strongly Cautioned. Các bậc phụ huynh phải thật thận trong khi để con em mình xem những bộ phim mang ký hiệu này nếu các cháu dưới 13 tuổi. Ở loạt phim này những cảnh quay bạo lực mạnh hay tình dục thường không xuất hiện nhưng có thể xuất hiện vấn nạn khác như ma túy, trộm cắp, cướp giật và thường có nhiều tiếng lóng và những ngôn ngữ xã hội đen.
R – Restricted Under 17. Phim thuộc diện này cần có cha mẹ hoặc người lớn xem cùng với thiếu niên vì phim thường bao gồm các yếu tố giành cho người trưởng thành. Tất cả các yếu tố phức tạp về ngôn ngữ, chủ đề, bạo lực, tình dục, tội phạm, tệ nạn đều có thể xuất hiện trong phim.
NC-17 – No One 17 and Under Admitted. Ký hiệu này có trên những bộ phim mà bộ phận thẩm định khuyến cáo hầu hết các bậc cha mẹ không nên để con em mình xem. Tất cả những yếu tố nêu ở trên đều xuất hiện và ở mức độ cao. Điều này không có nghĩa là những bộ phim đó là tục tĩu hay thô thiển, mà chỉ đơn thuần là chưa phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Hệ thống phân loại phim này nhận được sự ủng hộ lớn của người dân Hoa Kỳ. Vì vậy, mặc dù việc đánh giá này là không bắt buộc nhưng hầu hết các hãng phim đều đưa tác phẩm của mình ra thẩm định. Việc phân loại này giúp ích rất nhiều cho các phụ huynh trong việc lựa chọn bộ phim phù hợp với lứa tuổi con em mình. Nhưng do đây chỉ là những đánh giá chung mang tính chất khái quát cho cả cộng đồng, các bậc cha mẹ vẫn nên tìm hiểu kỹ các bộ phim trước khi cho con em mình xem để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Ký hiệu phim Hongkong
Phim Hongkong tràn vào Việt Nam từ cuối những năm 1980 và đầu 90. Một thời các quầy băng video ở khắp Việt Nam đều phải gắn tiêu đề “Tình cảm Hongkong”, “Gangster Hongkong”… bên ngoài cuốn băng để tiện cho khách thuê.
Ở Hongkong, hệ thống phân loại phim bao gồm các cấp sau:
Cấp 1 (I): Dành cho mọi lứa tuổi – tương đương với G và PG của Mỹ
Cấp 2 (II): Không phù hợp với trẻ em – chia làm hai cấp con như sau : Cấp IA : Khuyến cáo phải có bố mẹ xem cùng – tương đương với PG-13. Cấp
IIB : Không phù hợp với trẻ em và trẻ vị thành niên – tương đương R của Mỹ
Cấp 3 (III): Dành cho người trên 18 tuổi – tương đương NC-17
Vậy rất có thể, cụm từ “Phim cấp 3” mà chúng ta thường gọi, bắt nguồn từ tiêu chuẩn phân loại phim Hongkong.
Theo Bee