Vấn đề này không chỉ xảy ra do sinh lý mà những nam giới này còn thiếu sức tưởng tượng và ham muốn của họ cũng bị tiêu diệt trong cơn chán nản.
Tồi tệ hơn, sự buồn chán còn gây tử vong sớm. Những nhà khoa học ở ĐH London đã theo dõi 7.500 người từ giữa thập niên 80 đến năm 1999, phát hiện những người thường xuyên buồn chán có nguy cơ tử vong cao hơn trong khoảng thời gian này, thường do trụy tim.
Buồn chán có thể không trực tiếp giết họ nhưng dễ làm cho họ mắc các thói quen như hút thuốc, uống rượu, dùng thuốc. Những người này cũng tỏ ra kém thông minh hơn và thiếu sự sáng tạo dẫn đến các thói quen xấu khi buồn chán.
Tuy nhiên, sự buồn chán cũng có mặt tốt của nó. Theo nghiên cứu của ĐH Konstanz (Đức), có năm loại buồn chán: Lãnh đạm, hiệu chỉnh, tìm kiếm, phản ứng và thờ ơ. Con người thường trải qua hầu hết các loại buồn chán này nhưng thường lâm vào một thể loại nhất định.
Buồn chán thể phản ứng gây hại nhiều nhất, đây là những cảm giác tiêu cực căng thẳng khiến con người bồn chồn, giận dữ. Buồn chán thể lãnh đạm có lợi vì dù không làm gì để thỏa mãn, con người vẫn cảm thấy bình tĩnh, có thể bắt đầu mơ mộng và sáng tạo.
Khi buồn chán kéo dài, nó sẽ đem lại hậu quả tiêu cực. Học sinh thường bị buồn chán cũng dễ bỏ lớp, bỏ tiết học. Khi trưởng thành, họ dễ bỏ việc. Nhưng buồn chán trong thời gian ngắn có thể là cơ hội để con người tự tìm kiếm phát triển bản thân, trở nên sáng tạo hơn.
Theo một nghiên cứu vào năm 2014, 80 người được chia làm hai nhóm cho ý tưởng sử dụng các loại chén nhựa. Một nhóm trước đó buộc phải làm công việc nhàm chán là sao chép con số từ trong sổ điện thoại. Kết quả, người phải trải qua sự buồn chán lại cho nhiều ý tưởng hơn.
Ngoài ra, sử dụng công cụ điện tử để giải trí khi buồn chán cũng dễ làm con người chán nản thêm. Đây là dạng kích thích thụ động, khiến con người mất khả năng tự suy nghĩ, tìm kiếm bản thân mình. Mọi người nên dành ít nhất một ngày trong tuần không sử dụng công cụ điện tử để có tâm lý lành mạnh hơn.