Khi nào một người bị chuyển từ hưởng án treo sang tù giam?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Nam
Video: Khi nào một người bị chuyển từ hưởng án treo sang tù giam?

Mới đây, Công an huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An cho biết đã bắt tạm giam Phải mất năm ngày truy tìm và mật phục, Đội Thi hành án hình sự, Công an huyện Nghi Lộc và Công an xã Phúc Thọ mới bắt giữ được Minh. (21 tuổi, trú xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc) để thi hành quyết định buộc chấp hành hình phạt tù giam.

Trước đó, Minh có hành vi mua bán pháo nổ nên bị TAND huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An tuyên phạt 12 tháng tù treo về tội buôn bán hàng cấm.

Liên quan đến sự việc nêu trên, có bạn đọc thắc mắc trường hợp nào thì một người đang chấp hành án treo bị chuyển sang thành chấp hành án tù giam.

Nguyễn Văn Minh tại cơ quan Công an. Ảnh: ĐL

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Luật sư Lê Văn Bình, đoàn Luật sư TP.HCM cho biết,  tại khoản 5, Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có nêu rõ: Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ hai lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định.

Trong khi đó các nghĩa vụ mà người được hưởng án treo phải thực hiện được quy định tại Điều 87 Luật Thi hành án Hình sự 2019, bao gồm:

- Có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy định.

- Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong việc tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc, học tập; chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp vì lý do khách quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

- Chịu sự giám sát, giáo dục của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cư trú, nơi làm việc.

- Phải có mặt theo yêu cầu của UBND cấp xã hoặc đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.

- Hằng tháng phải báo cáo bằng văn bản với UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình. Trường hợp vắng mặt thì khi hết thời hạn vắng mặt, người được hưởng án treo phải báo cáo về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình.

- Người được hưởng án treo khi vắng mặt tại nơi cư trú phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục; trường hợp không đồng ý thì UBND cấp xã, đơn vị quân đội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Người được hưởng án treo khi đến nơi cư trú mới phải trình báo với Công an cấp xã nơi mình đến tạm trú, lưu trú; hết thời hạn tạm trú, lưu trú phải có xác nhận của UBND cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi tạm trú, lưu trú.

Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách, trừ trường hợp bị bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sỹ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên có hai trường hợp mà người được hưởng án treo bị chuyển hình phạt sang án tù giam. Thứ nhất là cố ý vi phạm nghĩa vụ từ hai lần trở lên. Thứ hai là phạm tội mới trong thời gian được hưởng án treo.

Như trường hợp của Nguyễn Văn Minh đã nêu trên là thuộc trường hợp thứ nhất. Trong thời gian đang chịu án tù treo thì Minh liên tục vắng nhà và nhiều lần không chấp hành việc triệu tập theo yêu cầu của UBND xã Phúc Thọ. Minh đã bị kiểm điểm nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn thường xuyên bỏ trốn khỏi địa phương. Khi Công an huyện Nghi Lộc xác minh đối với bị án Minh thì đại diện gia đình và chính quyền địa phương cho biết không rõ Minh đang đi đâu, làm gì.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm