Ông Đỗ Khắc Tuấn, Phó Chánh án TAND TP.HCM, trăn trở như trên tại chương trình Lắng nghe và Trao đổi với chủ đề “Tạm đình chỉ án dân sự - nguyên nhân và giải pháp”, do HĐND TP.HCM phối hợp với Đài Truyền hình TP đã tổ chức sáng 3-6.
Luật sư khi ký hợp đồng đã nhận tiền
Theo ông Tuấn, trung bình mỗi năm TAND hai cấp TP.HCM thụ lý giải quyết khoảng 60.000 vụ việc. Trong số án tạm đình chỉ thì án dân sự chiếm số lượng lớn, như năm 2015 tòa tạm đình chỉ 4.446 vụ (chiếm 7,8% tổng số vụ việc), năm 2016 tạm đình chỉ 3.809 vụ và năm 2017 là 3.482 vụ. Riêng sáu tháng đầu năm nay đã tạm đình chỉ 3.381 vụ tranh chấp về dân sự, chiếm tỉ lệ 17,6%.
Ông Đỗ Khắc Tuấn - Phó Chánh án TAND TP.HCM chia sẻ tại chương trình.
Ông Tuấn đưa ra năm lý do phải tạm đình chỉ vụ án, trong đó nhấn mạnh đến việc tạm đình chỉ vụ án để thu thập, xác minh chứng cứ (chiếm tỉ lệ tạm đình chỉ cao nhất), tạm đình chỉ để đợi kết quả giải quyết vụ án khác, tạm đình chỉ vì đợi kết quả ủy thác tư pháp ra nước ngoài để thu thập chứng cứ hoặc triệu tập đương sự ở nước ngoài...
“Chúng tôi xác định rằng việc tạm đình chỉ vụ án như là một khoản nợ của tòa án đối với người dân. Chúng tôi phải tìm mọi cách để khắc phục việc tạm đình chỉ này nhưng số lượng án mà tòa án hai cấp TP phải giải quyết là rất lớn, áp lực cho mỗi thẩm phán là rất cao” - ông Tuấn nói và cho biết trong quá trình giải quyết tranh chấp đương sự, thông thường khi bị đơn tham gia tố tụng thì họ thường không hợp tác hoặc họ tìm mọi cách tạo khó khăn cho tòa án, kéo dài việc giải quyết vụ án của tòa án.
Để khắc phục tình trạng tạm đình chỉ vụ án nhiều, ông Tuấn cho biết trong thời gian tới sẽ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các thẩm phán phải kiểm tra lại các vụ án của mình, nếu thấy việc tạm đình chỉ là không có căn cứ thì phải kịp thời phục hồi để đưa vụ án ra giải quyết. Trong trường hợp lý do tạm đình chỉ vẫn còn thì phải kiểm tra lại và khắc phục trở ngại đó.
Ông Trương Lâm Danh - Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.HCM qua giám sát đã đưa ra ba vấn đề làm cho việc xét xử kéo dài: Trách nhiệm của một số thẩm phán không tích cực hỗ trợ cho người dân khi người dân yêu cầu thu thập chứng cứ, sự trả lời của cơ quan đơn vị còn chung chung, luật sư (LS) khi ký hợp đồng đã nhận tiền.
Ông Trương Lâm Danh.
Ông Danh cho biết trong tay ông đã có nhiều hợp đồng của LS, như có hợp đồng LS ký nhận tiền một vụ án khoảng 60 triệu đồng. “Mới ký hợp đồng nhận 20 triệu, trong quá trình thu thập chứng cứ thì lấy 20 triệu nữa và đưa vụ án ra xét xử thì lấy thêm 20 triệu, trong khi chưa biết kết quả ra sao” - ông Danh nói và cho rằng trong quá trình thu thập chứng cứ thì LS không đi thu thập mà cứ nói rằng “đương sự đó đi thu thập”, chỉ khi đợi xét xử mới có mặt.
“Một số LS làm như vậy là chưa đúng, làm cho vụ án phức tạp và kéo dài thêm, nên có tình trạng có người dân từ sáng mắt đi kiện cho tới giờ đã mù mắt rồi mà vụ án vẫn chưa được giải quyết” - ông Danh nói.
LS Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, thừa nhận thời gian qua cũng có một số LS thực hiện không đúng quy định của pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức. “Đoàn LS đã xử lý những trường hợp này. Cơ quan tổ chức nếu phát hiện vi phạm này thì xin phản ánh với đoàn LS để xử lý các LS vi phạm” - ông Hậu nói.
Cần có chế tài mạnh
Còn đối với việc khắc phục tình trạng tạm đình chỉ án, LS Nguyễn Văn Hậu cho rằng nên có quy chế phối hợp giữa tòa án với các cơ quan có thẩm quyền. “Như ở Bình Thuận có một quy chế giữa tòa án với UBND tỉnh, thời gian nếu trả lời chậm thì người đứng đầu UBND tỉnh Bình Thuận sẽ chịu trách nhiệm” - ông Hậu nói và cho rằng bên cạnh quy chế phối hợp cũng cần có những chế tài mạnh thì câu chuyện tạm đình chỉ mới có hồi kết thúc.
Ông Huỳnh Văn Hạnh - Giám đốc Sở Tư pháp cho biết: Trong hơn tám năm qua, 11 văn phòng thừa phát lại của TP.HCM đã tống đạt hơn 700.000 văn bản.
Ông Huỳnh Văn Hạnh, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, cho rằng trong chế định thừa phát lại có hai loại việc có sự phối hợp với cơ quan tòa án trong giải quyết các vụ việc tranh chấp dân sự là tống đạt văn bản của tòa và lập vi bằng.
Về tống đạt văn bản của tòa, ông Hạnh cho biết trước đây tòa án trực tiếp thực hiện nhưng từ năm 2009 thì chuyển dần cho các văn phòng thừa phát lại. Trong hơn tám năm qua, 11 văn phòng thừa phát lại của TP.HCM đã tống đạt hơn 700.000 văn bản. “Hoạt động này đã giải phóng một khối lượng rất lớn công việc của tòa giúp cho tòa có thời gian và nhân lực để tập trung giải quyết các vụ án” - ông Hạnh nói.
Tại chương trình, rất nhiều ý kiến cử tri cũng phản ánh những câu chuyện về án tạm đình chỉ quá lâu, kéo dài. Như câu chuyện ông Nguyễn Quang Khải (quận Thủ Đức), năm 2010 ông có mua nhà của ông B., ông B. giao kèo ba tháng sau giao nhà nhưng đến hẹn vẫn không giao. Sau đó ông nhờ LS khởi kiện tại Tòa án quận Thủ Đức nhưng đến hôm nay là tám năm 10 tháng vẫn “biệt vô âm tín”.
(PLO)- Dự thảo đề xuất lấy tên tỉnh Đồng Tháp sau sáp nhập Đồng Tháp và Tiền Giang, lý do là tên Đồng Tháp có tính thương hiệu cao, gắn liền với đặc trưng sinh thái – văn hóa của cả 2 tỉnh.
(PLO)- Cựu thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cùng đồng phạm được dẫn giải tới tòa; Nhân viên tạp vụ được cử làm giám đốc để báo giá, làm "quân xanh" đấu thầu tiền tỉ; Người phụ nữ chặn đầu ô tô 16 chỗ, giao thông trên đường ùn ứ; Cháy nổ trụ điện, nhiều người đi đường thót tim; Người phụ nữ quấn 4 kg vàng quanh bụng để đưa qua biên giới.
(PLO)- Tọa đàm “Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM” được tổ chức với mong muốn kết nối trí tuệ Việt toàn cầu vì tương lai của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.
(PLO)- Gần 40 năm kể từ ngày trở về Việt Nam, ông Johnathan Hạnh Nguyễn vẫn chưa thôi đau đáu với khát vọng được tiếp tục cống hiến, xây dựng quê hương.
(PLO)- Cựu phó phòng của Cục Điều tiết điện lực biết rõ Nhà máy điện Lộc Ninh 3 không đủ điều kiện để được cấp phép nhưng vẫn lập báo cáo thẩm định, dự thảo, ký nháy trình cấp trên.
(PLO)- Dấu mốc 50 năm là thời khắc vàng để TP.HCM tăng tốc, thu hút kiều bào cùng hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu khu vực.
(PLO)- TP.HCM đang bước vào những ngày lịch sử, khi toàn TP cùng cả nước hân hoan chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(PLO)- Nhóm bị cáo điều khiển xe chạy với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, bấm còi, vượt đèn đỏ và tông tử vong cô gái dừng đèn đỏ ở ngã tư Bà Triệu-Trần Hưng Đạo (Hà Nội).
(PLO)- Tự xưng đang bao tiêu ruộng, tìm người giả danh chủ ruộng để nhận cọc từ thương lái, Nguyễn Tấn Được đã thực hiện chuỗi lừa đảo với 11 vụ, chiếm đoạt hơn 1 tỉ đồng.
(PLO)- Đây là các phạm nhân có thành tích trong học tập, lao động cải tạo tốt, đảm bảo về thời gian chấp hành án, xếp loại khá trở lên và đạt các điều kiện khác theo quy định.
(PLO)- Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận việc chỉ đạo không đúng với Nghị quyết 115 của Thủ tướng Chính phủ nhưng chỉ nhận ra sai phạm sau khi vụ án bị khởi tố.
(PLO)- Sở Tư pháp TP.HCM và Sở Tư pháp Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, thúc đẩy hữu nghị trong lĩnh vực tư pháp.
(PLO)- Tọa đàm là dịp để lắng nghe những hiến kế mang tính chiến lược và hành động từ các chuyên gia kiều bào; đây cũng là hoạt động thiết thực của Báo Pháp Luật TP.HCM chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(PLO)- Sau gần một tháng xét xử và nghị án, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã tuyên án đối với bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan (giai đoạn 2).
(PLO)- Vụ Tập đoàn Tuấn Ân, CQĐT kiến nghị xây dựng cơ chế luân chuyển các vị trí giám đốc, Trưởng phòng kế hoạch vật tư, Tổ trưởng tổ chuyên gia đấu thầu và Tổ trưởng tổ thẩm định để phòng ngừa tiêu cực tham nhũng.
(PLO)- Theo cáo buộc, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường có vai trò chủ mưu, cầm đầu, vận chuyển tiền trái phép qua biên giới với tổng số tiền hơn 426 triệu USD.