"Báo cáo mới của chúng tôi chỉ ra sự cần thiết phải có cách tiếp cận chính sách chặt chẽ giải quyết vấn đề về lao động trẻ em và sự thiếu hụt việc làm bền vững cho thanh niên. Đảm bảo trẻ em được đến trường và hưởng nền giáo dục chất lượng tốt cho đến tuổi lao động tối thiểu có vai trò quyết định tới tương lai của các em. Đó là cách duy nhất trẻ em có thể đạt được những kiến thức và kỹ năng căn bản cần thiết giúp các em tiếp tục học lên cao, hoặc tìm việc làm, vì tương lai của các em," Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder đánh giá.
Báo cáo đề cập tới thách thức kép là xóa bỏ lao động trẻ em, đồng thời đảm bảo việc làm bền vững cho thanh niên. Dựa trên điều tra từ 12 quốc gia, báo cáo đã nghiên cứu sự nghiệp tương lai của nhóm thanh niên từng là lao động trẻ em và bỏ học sớm.
Báo cáo khuyến nghị nên có những can thiệp sớm nhằm đưa các em ra khỏi tình trạng lao động trẻ em và trở lại với trường học cũng như tạo ra các biện pháp hỗ trợ quá trình chuyển giao từ nhà trường tới các cơ hội việc làm bền vững cho thanh niên.
Trong đó cầnquan tâm đặc biệt đến nhóm 47,5 triệu thiếu niên từ 15 đến 17 tuổi đang làm việc trong điều kiện độc hại và sự dễ tổn thương của trẻ em gái và thiếu niên.
Ước tính mới nhất của ILO cho thấy toàn thế giới có 168 triệu lao động trẻ em, với 120 triệu em là từ 5 đến 14 tuổi.
Riêng tại Việt Namkhoảng1,75 triệu trẻ em là lao động trẻ em – nghĩa là đang làm việc trong khi vẫn ở dưới độ tuổi làm việc tổi thiếu mà pháp luật cho phép, Điều tra Quốc gia về Lao động Trẻ em công bố năm 2014 cho thấy.
Con số này tương ứng với gần 10% số trẻ từ 5 đến 17 tuổi trên toàn quốc và trong đó 3/5 đang ở độ tuổi từ 15 đến 17.Gần 85% lao động trẻ em sống ở khu vực nông thôn và 65% làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Các em thường làm việc gia đình không lương.
Điều tra cũng chỉ ra 1/3 lao động trẻ em phải làm việc hơn 42 giờ trong một tuần.
Khái niệm lao động trẻ em không bao gồm tất cả các trẻ em tham gia hoạt động kinh tế. Tại Việt Nam, luật pháp cho phép trẻ em trong lứa tuổi nhất định tham ra hoạt động kinh tế trong khoảng thời gian nhất định với điều kiện không ảnh hưởng tới việc học hành, sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể nhằm phòng chống lao động trẻ em, đặc biệt là các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, thông qua việc cải thiện hệ thống pháp luật quốc gia để phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế và tăng cường hệ thống giáo dục cơ bản. Việt Nam đã phê duyệt hai công ước cơ bản của ILO là Công ước về Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và Công ước về Độ tuổi làm việc tối thiểu trong năm 2000 và 2003.
|