Ông Nguyễn Đô Lương, Trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM, cho biết: Tuyến metro số 1 hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu giao thông ngày một gia tăng tại TP.HCM.
Theo ông Lương, sau khi xây dựng xong vào năm 2017, dự kiến tuyến metro này có khả năng vận chuyển 186.000 lượt khách/ngày; đến năm 2020, khả năng vận chuyển được nâng lên 620.000 khách/ngày và năm 2040 sẽ chuyên chở được hơn 1 triệu khách/ngày.
Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân xác định, tuyến metro số 1 là một công trình giao thông trọng điểm của thành phố do nó đi qua nhiều khu dân cư, nối liền với cửa ngõ chiến lược của TP.HCM (xa lộ Hà Nội) và sân bay Quốc tế Long Thành.
Theo ông Quân, việc khởi công, xây dựng tuyến metro số 1 đánh dấu cột mốc rất quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của TP.HCM; đóng góp vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của TP và khu vực, và giảm thiểu ô nhiễm môi trường giúp TP.HCM ngày càng văn minh, hiện đại.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng yêu cầu TP.HCM cần phối hợp với những địa phương lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu nghiên cứu, xây dựng các dự án giao thông kết nối tuyến metro số 1 với những địa phương này, để tuyến metro hoạt động hiệu quả hơn.
Đồng thời, Bộ trưởng cũng mong muốn tuyến metro số 1 sẽ đứng đầu về chất lượng, tiến độ, an toàn, xứng đáng là công trình mang biểu tượng của tình hợp tác hữu nghị, đối tác chiến lược lâu dài giữa Nhật Bản và Việt Nam.
Theo ông Lương, sau khi xây dựng xong vào năm 2017, dự kiến tuyến metro này có khả năng vận chuyển 186.000 lượt khách/ngày; đến năm 2020, khả năng vận chuyển được nâng lên 620.000 khách/ngày và năm 2040 sẽ chuyên chở được hơn 1 triệu khách/ngày.
Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân xác định, tuyến metro số 1 là một công trình giao thông trọng điểm của thành phố do nó đi qua nhiều khu dân cư, nối liền với cửa ngõ chiến lược của TP.HCM (xa lộ Hà Nội) và sân bay Quốc tế Long Thành.
Theo ông Quân, việc khởi công, xây dựng tuyến metro số 1 đánh dấu cột mốc rất quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của TP.HCM; đóng góp vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của TP và khu vực, và giảm thiểu ô nhiễm môi trường giúp TP.HCM ngày càng văn minh, hiện đại.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng yêu cầu TP.HCM cần phối hợp với những địa phương lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu nghiên cứu, xây dựng các dự án giao thông kết nối tuyến metro số 1 với những địa phương này, để tuyến metro hoạt động hiệu quả hơn.
Đồng thời, Bộ trưởng cũng mong muốn tuyến metro số 1 sẽ đứng đầu về chất lượng, tiến độ, an toàn, xứng đáng là công trình mang biểu tượng của tình hợp tác hữu nghị, đối tác chiến lược lâu dài giữa Nhật Bản và Việt Nam.
Bấm nút lệnh khởi công dự án metro số 1 - Ảnh: Diệp Đức Minh
Dự án tuyến metro số 1 có tổng chiều dài 19,7 km bao gồm 2,6 km đoạn ngầm với 3 nhà ga ngầm và 17,1 km đoạn trên cao với 11 nhà ga trên cao.
Đoạn đi ngầm dài 2,6 km, có 3 nhà ga: bắt đầu từ ga số 1 (khu vực vòng xoay Công viên Quách Thị Trang, trước chợ Bến Thành, Q.1) đi ngầm dưới đường Lê Lợi gồm 2 tuyến đường hầm đơn chạy song song, từ ngã tư Lê Lợi - Pasteur chuyển sang chạy trùng tim (hầm trên, hầm dưới) đi qua bên hông Nhà hát Thành phố, qua trụ sở Công ty Điện lực Sài Gòn, theo đường Nguyễn Siêu, qua FAFILM đến khu vực nhà máy Ba Son.
Từ sau ga số 3 (ga Ba Son), tuyến chuyển từ đi ngầm sang đi trên cao.
Đoạn đi cao dài 17,1 km, có 11 nhà ga: tuyến vượt đường Nguyễn Hữu Cảnh đi theo rạch Văn Thánh (bờ phía Bắc), đi sát công viên Văn Thánh, vượt đường Điện Biên Phủ, vượt sông Sài Gòn tại khu vực nhà hàng Tân Cảng (cách 40 m về phía thượng lưu so với cầu Sài Gòn hiện hữu); sau đó đi tiếp trong hành lang phía Bắc xa lộ Hà Nội vượt sông Rạch Chiếc (về phía thượng lưu so với cầu Rạch Chiếc hiện hữu); tiếp tục đi theo hành lang xe điện nằm trong hành lang phía Bắc thuộc lộ giới xa lộ Hà Nội. Đến khoảng Km 18+535 tuyến vượt sang phía Nam xa lộ Hà Nội để vào ga số 14 (ga Bến xe Suối Tiên - Km 18+905).
Từ sau ga số 3 (ga Ba Son), tuyến chuyển từ đi ngầm sang đi trên cao.
Đoạn đi cao dài 17,1 km, có 11 nhà ga: tuyến vượt đường Nguyễn Hữu Cảnh đi theo rạch Văn Thánh (bờ phía Bắc), đi sát công viên Văn Thánh, vượt đường Điện Biên Phủ, vượt sông Sài Gòn tại khu vực nhà hàng Tân Cảng (cách 40 m về phía thượng lưu so với cầu Sài Gòn hiện hữu); sau đó đi tiếp trong hành lang phía Bắc xa lộ Hà Nội vượt sông Rạch Chiếc (về phía thượng lưu so với cầu Rạch Chiếc hiện hữu); tiếp tục đi theo hành lang xe điện nằm trong hành lang phía Bắc thuộc lộ giới xa lộ Hà Nội. Đến khoảng Km 18+535 tuyến vượt sang phía Nam xa lộ Hà Nội để vào ga số 14 (ga Bến xe Suối Tiên - Km 18+905).
Sau đó tuyến sẽ rẽ phải vào ga Long Bình.
Công nhân vận hành máy khoan hố móng đầu tiên của tuyến đường sắt Bến Thành - Suối Tiên - Ảnh: Nguyên Mi
Tổng mức đầu tư của dự án hơn 17.387 tỉ đồng. Trong đó, vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản chiếm 83% tổng mức đầu tư, còn lại là vốn đối ứng. Tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên được Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) hỗ trợ nghiên cứu hoàn chỉnh trong năm 2006. Sau đó, dự án đã được UBND TP.HCM phê duyệt, vay vốn ODA của JBIC để đầu tư. Hai hiệp định vay vốn cho dự án đã được Chính phủ Việt Nam và JICA ký kết vào ngày 30.3.2007 và 30.3.2012, với tổng giá trị khoản vay là 65,189 tỉ yen (tương đương 820 triệu USD). JICA sẽ cung cấp khoản vay tiếp theo cho dự án căn cứ vào tiến độ triển khai thực tế. Dự kiến tuyến metro số 1 sẽ hoàn thành vào năm 2017 và chính thức đưa vào sử dụng trong năm 2018.
Sơ đồ đường đi toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên - Ảnh: Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM cung cấp
Phối cảnh nhà ga của tuyến metro số 1- Ảnh: JICA cung cấp
Phối cảnh bên trong toa tàu - Ảnh: JICA cung cấp
Metro là tàu điện chạy trong đô thị có sức vận chuyển khối lượng lớn hơn so với xe điện mặt đất (Tramway) hay xe điện chạy một bánh (Monorail). Có một số nước dùng thuật ngữ tàu điện ngầm (Subway). |
Theo Viên An (TNO)