Không hỗ trợ người khuyết tật lên xe buýt, bị xử lý ra sao?

(PLO)- Từ chối chở hoặc không hỗ trợ người khuyết tật lên xe buýt, nhân viên xe buýt bị xử lý ra sao?
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Là sinh viên, tôi thường xuyên sử dụng xe buýt làm phương tiện di chuyển chính để tiết kiệm chi phí. Tuần trước, trong lúc xe buýt đang dừng đón khách thì có một chị bị khuyết tật ngồi xe lăn đang loay hoay tìm cách lên xe, lúc này bác tài xế nhờ nhân viên phục vụ trên xe buýt hỗ trợ đẩy chị ngồi xe lăn lên xe nhưng nhân viên này đã từ chối và có ý định không muốn nhận khách. Thấy vậy tôi và một bạn nữ khác đã hỗ trợ chị ấy xe lên xe.

Xin hỏi nếu nhân viên phục vụ trên xe buýt từ chối, không hỗ trợ người khuyết tật lên xe buýt thì có bị xử lý gì không? Và nếu người không nhường chỗ cho các đối tượng ưu tiên trên xe công cộng thì sẽ bị thế nào?

Bạn đọc Phú Hào (Vĩnh Long), hỏi.

Luật sư Hoàng Anh Sơn, Đoàn Luật sư TP.HCM trả lời:

Tại Điều 31 Nghị định 100/2019 (được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021) quy định xử phạt nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định....

Theo đó, phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không hỗ trợ, giúp đỡ hành khách đi xe là người cao tuổi, trẻ em không tự lên xuống xe được, người khuyết tật vận động hoặc khuyết tật thị giác; Không mặc đồng phục, không đeo thẻ tên của nhân viên phục vụ trên xe theo quy định.

Vụ việc vào tháng 3-2023, một người khuyết tật đón xe buýt ở thành phố Vinh (Nghệ An) bị nhân viên xe buýt từ chối vì sợ không có ai bế xuống gây xôn xao dư luận. Sau đó, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Nghệ An đã ra quyết định xử phạt phụ xe buýt này 100.000 đồng.

Vụ việc vào tháng 3-2023, một người khuyết tật đón xe buýt ở thành phố Vinh (Nghệ An) bị nhân viên xe buýt từ chối vì sợ không có ai bế xuống gây xôn xao dư luận. Sau đó, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Nghệ An đã ra quyết định xử phạt phụ xe buýt này 100.000 đồng.

Như vậy, nhân viên xe buýt không hỗ trợ người khuyết tật lên xe buýt thì sẽ bị phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2020 quy định kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định thì xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.

Theo đó, pháp luật chỉ quy định phương tiện xe buýt phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, phụ nữ có thai và người lớn tuổi chứ không quy định nếu không nhường ghế cho những đối tượng trên sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên hành động nhường ghế cho các đối tượng ưu tiên luôn được khuyến khích, là hành động có văn hoá, văn minh nơi công cộng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm