Kiểm lâm băng rừng tháo gỡ bẫy thú trên núi Sơn Trà

Kiểm lâm băng rừng tháo gỡ bẫy thú trên núi Sơn Trà

(PLO)- Các "thợ săn" trà trộn cùng du khách rồi xâm nhập sâu vào rừng để đặt bẫy săn bắt thú ở núi Sơn Trà.

Video: Kiểm lâm băng rừng tháo gỡ bẫy thú trên núi Sơn Trà.
núi sơn trà
Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà được biết đến là ngôi nhà dành cho tất cả các loài động vật hoang dã cư ngụ trong lòng thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng "thợ săn" xâm nhập trái phép vào rừng, đem theo nhiều loại bẫy thú để săn bắt động vật rồi đem bán cho các nhà hàng, quán nhậu. Điều này đe doạ trực tiếp đến sự phát triển của hệ động vật, làm giảm sút số lượng của nhiều loài. Đây được xem là vấn đề nghiêm trọng đối với bảo tồn động vật hoang dã trên bán đảo này.
Ảnh: MINH TRƯỜNG.
kiem-tra-nui-son-tra.JPG
Du khách và người dân có thể thoải mái khám phá, tham quan khu rừng đặc dụng với các phương tiện khác nhau mà không bị cấm như những cánh rừng khác trên toàn quốc.
Ảnh: MINH TRƯỜNG.
bay-thu-soc.jpg
Vì thế, nhiều "thợ săn" đã lợi dụng việc này để trà trộn theo dòng khách du lịch rồi xâm nhập trái phép vào núi Sơn Trà đặt bẫy săn bắt các loại động vật. Ảnh: MT.
di-tian-rung.jpg
Để hạn chế tối đa sự xâm nhập trái phép của "thợ săn" và các hành vi đặt bẫy săn bắt thú, lực lượng kiểm lâm thuộc Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn đã liên tục tuần tra, truy quét dù ngày hay đêm. Ảnh: MINH TRƯỜNG.
di-tuan.jpg
Ông Nguyễn Đắc Thành, Cán bộ Kiểm lâm đã 60 tuổi nhưng vẫn đau đáu phải bảo vệ rừng và các hệ động vật nhằm bảo tồn cho thế hệ mai sau. "Tôi nay đã hơn 30 năm làm Kiểm lâm tại nhiều địa điểm rừng ở Đà Nẵng, đi tuần xuyên rừng bất kể mưa hay nắng, ngày hay đêm nhưng sức khoẻ vẫn rất tốt. Bởi vì được rèn luyện thể chất cùng sự động viên của gia đình nên tôi dành hết sức của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, trọng trách to lớn của người kiểm lâm. Biết là đi rừng suốt ngày đêm, vợ con ở nhà vất vả nhưng vì cái chung cho xã hội nên mình cố gắng", ông Thành chia sẻ. Ảnh: MINH TRƯỜNG.
dau-vet.jpg
Anh Nguyễn Ngọc Luân, Cán bộ Kiểm lâm đang ngồi kiểm tra dấu vết của một con lợn rừng nằm trên tuyến đường tuần tra của đội. "Những dấu vết ủi đất, kiếm trùn để ăn này là của một con lợn rừng khá lớn đang sinh sống khu vực này. Núi Sơn Trà có nhiều loại động vật sinh sống như khỉ, voọc, lợn rừng, sóc, chim...nên phải thường xuyên tuần tra bảo vệ để các đối tượng không vào đặt bẫy bắt chúng", anh Luân nói. Ảnh: MINH TRƯỜNG.
nui-son-tra-ong-be.jpg
Trên quãng đường tuần tra xuyên rừng dài khoảng 3km, cả đoàn phát hiện ra một dấu vết của chiếc bẫy cũ đã bị phá. Ông Mai Bé (51 tuổi, người nhận hợp đồng bảo vệ rừng) cho biết, đây là vết của bẫy kẹp, một khi con thú bị dính bẫy kẹp sẽ mất sức, mất máu nhiều và không thể thoát ra. Chỉ sau khoảng một đến hai ngày là con thú sẽ chết nếu như không được phát hiện cứu chữa. "Bẫy này nguy hiểm nhất trong các loại bẫy, nên nó như được xem là hàm của quỷ trong núi Sơn Trà, đe doạ động vật và con người", ông Bé nói. Ảnh: MINH TRƯỜNG.
bay-day.jpg
Một chiếc bẫy dây được lực lượng kiểm lâm tuần tra, truy quét phát hiện trong núi Sơn Trà do các "thợ săn" đặt để săn bắt thú. Ảnh: MINH TRƯỜNG.
bay-trong-nui-son-tra.jpg
Chỉ cần con thú dẫm chân vào bẫy thì không thể thoát ra. Đây được xem là một loại bẫy dễ làm, dễ bắt và dễ đưa vào rừng nhất.
 Ảnh: MINH TRƯỜNG.
con-ret.jpg
Rừng núi Sơn Trà ngoài những thú lớn như lợn, khỉ thì cũng rất đa dạng về các loại sinh vật khác.
Ảnh: MINH TRƯỜNG.
oc-rung.jpg
Ốc đá, một loài chuyên sinh sống trên các tảng đá gần suối ở bán đảo Sơn Trà.
Ảnh: MINH TRƯỜNG.
cay-to.jpg
Các cán bộ kiểm lâm kiểm tra một cây cổ thụ nằm trên đường đi tuần rừng. Ảnh: MINH TRƯỜNG.
cay-quy.jpg
Một loài cây có vân gỗ đẹp, nhựa cây màu đỏ và mùi thơm trên núi Sơn Trà.
Ảnh: MINH TRƯỜNG.
ong-chinh.jpg
Ông Ngô Trường Chinh, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm liên quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn cho biết, tính từ đầu năm 2024 đến nay, chỉ trong khoảng 40 ngày nhưng đã tổ chức đến 20 đợt truy quét và tuần tra, kiểm soát thường xuyên ở các tuyến đường trên địa phận quản lý. Qua đó, phát hiện 130 chiếc bẫy các loại và tái thả vào rừng nhiều cá thể như: Cầy hương, Diều Núi, Khỉ vàng…
Ông Chinh cũng thông tin địa bàn núi Sơn Trà là địa bàn đặc biệt khi người dân, khách du lịch được tự do đi vào bên trong bằng nhiều phương tiện khác nhau nên rất khó quản lý việc "thợ săn" xâm nhập trái phép vào rừng đặt bẫy. Ý thức được khó khăn đó, đơn vị đã tổ chức tuần tra kiểm soát thường xuyên và liên tục. Đồng thời, tuyên truyền đến người dân, du khách hiểu rõ về việc xâm nhập trái phép vào rừng cũng như kết hợp với cộng tác viên báo tin khi có những dấu hiệu bất thường ở rừng để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của con người đến môi trường rừng.
Ảnh: MINH TRƯỜNG.

Đọc thêm