Kiến nghị mở sàn vàng để huy động 400 tấn vàng trong dân

(PLO)- Lập sàn vàng, bỏ thuế độc quyền vàng miếng SJC có thể là giải pháp để thị trường vàng có thêm 400 tấn vàng người dân đang tích trữ, thành vốn phát triển kinh tế.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời năm 2012 rất kịp thời, giúp hạn chế tình trạng "vàng hóa" nền kinh tế.

Nhưng hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã phát tín hiệu về khả năng sửa Nghị định 24/2021/NĐ-CP, và đó điều cần thiết.

Đây là quan điểm của nhiều chuyên gia dự tọa đàm "giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững", do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức hôm nay, 25-1.

Người dân mua vàng về tích trữ

Giải pháp mạnh của Nghị định 24 là lấy thương hiệu vàng SJC làm thương hiệu vàng quốc gia, giao NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng.

Dù kiểm soát được vấn đề "vàng hóa" nền kinh tế, nhưng theo Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, giải pháp này vẫn không giảm thiểu nhu cầu chọn mua vàng SJC để tích trữ của người dân.

Về chất, SJC cũng như các thương hiệu vàng miếng khác trên thị trường, có chất lượng như nhau, đều phải là vàng 9999. Nhưng vì vàng SJC được Nhà nước bảo hộ nên giá luôn cao hơn.

Đồng thời, Việc Nhà nước độc quyền nhập khẩu vàng cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến giá vàng Việt Nam tăng rất cao mỗi khi giá vàng thế giới chỉ vừa tăng nhẹ.

Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới lớn kích thích nhập lậu vàng.

"Buôn lậu tăng lên thì không thể nói chúng ta quản lý tốt thị trường vàng được, làm thất thu thuế, không tạo ra thị trường cạnh tranh minh bạch" - ông Cường nói.

vàng
Ông Cường cho rằng, không nhất thiết phải độc quyền nhà nước về thương hiệu vàng. Ảnh: VGP

Theo ông Cường, đã đến lúc bỏ độc quyền nhà nước về vàng. Quản lý nhập khẩu vàng bằng công cụ tài chính thay vì cơ chế quota xin cho.

Vàng là hàng hóa đặc biệt, giá trị lớn phải cần đến công cụ tài chính kết hợp mô hình hiện đại, có tính thị trường để quản lý thị trường vàng. Như sàn vàng, tín chỉ về vàng, mua bán bắt buộc bằng hợp đồng. Khi mở sàn giao dịch sẽ giảm lệ thuộc vào khối lượng vàng nhập khẩu, tăng cường với các công cụ phái sinh, cân đối cung cầu.

Khi có sàn vàng, chứng chỉ vàng thì người dân có thể thỏa mãn nhu cầu tích trữ bằng sở hữu tín chỉ, thay vì sở hữu vàng vật chất. Lúc đó, vàng vật chất sẽ thành hàng hóa lưu thông trên thị trường, thay vì trong tủ, trong két nhà người dân.

Để vàng là hàng hoá thông thường

GS.TS Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - nhận định thực tế biến động giá vàng năm qua vào khoảng 5-6%, so với lãi suất ngân hàng thấp hơn nhiều.

Tuy vậy, việc người dân lựa chọn tích trữ vàng với mục tiêu vừa để đầu cơ, vừa làm phương tiện trú ẩn dẫn tới một khối lượng vàng lớn, khoảng 400 tấn, "nằm chết" trong dân.

vàng 24.1.jpeg
Đại biểu tham dự toạ đàm. Ảnh: VGP

Do đó, ông Đạt đề xuất cơ quan điều hành nghiên cứu, xây dựng chiến lược trong đó thị trường vàng như là bộ phận hữu cơ của thị trường tài chính, có năng lực hội nhập và liên thông với thế giới.

Theo vị chuyên gia này, nhiều nước cho phép huy động vốn thông qua chứng chỉ, chứng nhận vàng do Nhà nước - NHNN phát hành để đảm bảo an toàn. Việc mua bán chứng chỉ, chứng nhận vàng phải tuân theo quy luật chặt chẽ.

Nhấn mạnh 400 tấn vàng là con số lớn, ông Đạt đề nghị NHNN cần huy động với điều kiện, tiêu chí cụ thể để cho phép sở giao dịch hàng hóa được giao dịch mặt hàng vàng thông qua các hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn. Các thành viên tham gia phải đáp ứng được tiêu chuẩn chặt chẽ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm