Nuôi loài cực độc, nông dân miền Tây bỏ túi 100 triệu/tháng

Anh Bình kể cách đây 5 năm anh bắt đầu nuôi rắn hổ, tuy nhiên, mô hình này chỉ mới cho thu nhập khoảng 2 năm gần đây.

Những năm đầu, do chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi, không biết cách xử lý, xây chuồng trại nên rắn chết nhiều.

Không chấp nhận thất bại, anh Bình đã bỏ công tìm tòi, nghiên cứu và suy nghĩ cách để thuần loài “cực độc” này.

Sau 3 năm đánh đổi kinh nghiệm bằng nhiều vất vả và thất bại, 2 năm gần đây, trang trại rắn hổ mang của anh Bình đã cho thu nhập khá.

“Hiện giờ tôi đã xây dựng được bốn trại, rắn bố mẹ hơn 2.000 con, rắn con năm nay đẻ cũng được khoảng 20.000 con” – anh Bình cho hay.

Cũng theo anh Bình, ngoài bán con giống, anh còn hỗ trợ kỹ thuật nuôi, cách xây chuồng trại cho bà con. Cạnh đó, anh còn lo đầu ra cho bà con nên mô hình chăn nuôi rắn hổ mang ngày càng được nhiều người ở miền Tây mua giống về nuôi.

“Nuôi rắn này rất nhàn, nuôi ô hầm như vầy khoảng năm ngày cho ăn một lần, nói chung cũng không mất thời gian gì của mình nhiều” – anh Bình cho biết thêm.

 Nghề nuôi rắn hổ mang rất nhàn

Nuôi loài cực độc, nông dân miền Tây bỏ túi 100 triệu/tháng ảnh 8

Anh Bình tiết lộ: Mỗi con rắn hổ mang cái đẻ từ 20-30 trứng/năm, sau khi ấp cho trứng nở, nuôi thêm hai tháng sẽ xuất bán rắn hổ mang giống (giá khoảng 150.000 đồng/con).

Nếu tiếp tục nuôi khoảng 15-17 tháng sẽ có rắn thương phẩm (rắn thịt), mỗi con có trọng lượng từ 3-4kg, giá dao động từ 650.000-750.000 đồng/kg.

Mưu sinh nhờ hổ hèo
Mưu sinh nhờ hổ hèo
“Ban đầu tiếp xúc với rắn cũng sợ nhưng riết rồi quen, thậm chí cho rắn quấn vào cổ cũng chẳng sợ. Hằng ngày, việc chăm sóc rắn do tôi trực tiếp làm, còn ông xã thì lo đi tìm mồi cho rắn...”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm