Tính đến tháng 2-2107, Zalo đã có 70 triệu người dùng. Về cơ bản, ứng dụng này có tính năng gần như tương tự Facebook Messenger, cho phép bạn gửi tin nhắn, hình ảnh, video, gọi điện miễn phí, tạo fanpage, bán hàng online...
Hôm nay Kynguyenso.plo.vn sẽ hướng dẫn bạn đọc cách lấy lại tài khoản Zalo nếu chẳng may bị hack hoặc bị người khác sử dụng số điện thoại cá nhân để tạo tài khoản.
Cách lấy lại tài khoản Zalo khi bị hack
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy cài đặt ứng dụng Zalo cho smartphone tại địa chỉ https://goo.gl/jWsGQ7, chọn đúng phiên bản hệ điều hành đang sử dụng.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn hãy mở ứng dụng Zalo, nhấp vào tùy chọn Lấy lại mật khẩu, nhập số điện thoại đã đăng ký ban đầu và chờ một lát để hệ thống trả về mã xác nhận. Lúc này, người dùng chỉ cần thay đổi lại mật khẩu mạnh hơn (bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và các ký tự đặc biệt).
Trong trường hợp bị người khác lấy số điện thoại cá nhân để đăng ký Zalo, bạn chỉ cần thực hiện tương tự như trên, sau đó bấm vào biểu tượng ba chấm ở góc phải bên dưới, chọn Cài đặt > Tài khoản và bảo mật > Xóa tài khoản (như hình bên dưới). Sau ba ngày, hệ thống sẽ chính thức xóa tài khoản, lúc này người dùng có thể tạo tài khoản mới bằng chính số điện thoại của mình.
Hy vọng với những mẹo nhỏ mà Kynguyenso.plo.vn chia sẻ bên trên, bạn đọc có thể lấy lại tài khoản Zalo dễ dàng. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể tham khảo thêm một số mẹo hay như 3 ứng dụng dò mật khẩu WiFi trong nháy mắt hoặc 4 cách khôi phục dữ liệu đã xóa trên smartphone.
Thói quen cài đặt “chùa” các ứng dụng có phí bằng file APK chính là nguyên nhân hàng đầu khiến người dùng bị mất tài khoản và mất tiền oan uổng. Theo đó, kẻ gian sẽ đăng tải các phần độc hại và mua quảng cáo Google để trang web luôn nằm trên đầu kết quả tìm kiếm, khi người dùng tải về và cài đặt thì ngay lập tức sẽ bị trừ tiền 15.000-30.000 đồng.
Theo thử nghiệm của người viết, khi tìm kiếm các phần mềm phổ biến như Zalo, Facebook bằng trình duyệt trên smartphone, đa số các trang web độc hại sẽ nằm ngay trên đầu và có chữ QC (quảng cáo) đi kèm. Nếu lỡ tải về và cài đặt các file APK trên thì ngay lập tức điện thoại sẽ bị dính trojanSMS, tự động gửi tin nhắn đến đầu số dịch vụ 8775, nếu bạn đồng ý thì ngay lập tức tài khoản sẽ “bốc hơi” 30.000 đồng bởi ứng dụng đòi yêu cầu kích hoạt đến hai lần.
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.