Đứng trước thách thức về tốc độ gia tăng dân số và xu hướng hội nhập chuyển đổi số toàn cầu, Việt Nam đang từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (CNTT).
Trước đây, mỗi bác sĩ chỉ cứu chữa được cho một bệnh nhân tại một thời điểm, nhưng khi kết hợp ứng dụng CNTT, con số này có thể tăng lên theo cấp số nhân.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ trong ngành y tế còn mang lại giá trị trong việc theo dõi, phòng ngừa, phát hiện kịp thời những nguy cơ gây thương tật vĩnh viễn cho bệnh nhân thông qua các thiết bị đeo tay, theo dõi sức khỏe và ứng dụng AI vào các nền tảng giao tiếp sử dụng trong y khoa.
Khi bệnh nhân bị đột quỵ hay trong tình trạng cấp cứu khẩn cấp, tỉ lệ cứu sống tính bằng giây, đòi hỏi mọi thao tác được diễn ra chuẩn xác và nhanh chóng. Tại nhiều nước tiên tiến, để tối ưu kết quả việc chụp CT cắt lớp diễn ra ngay trên xe cứu thương và gửi ngay về bệnh viện.
|
Ứng dụng công nghệ vào ngành y tế giúp tăng khả năng chữa bệnh. Ảnh: Pexels |
Với giải pháp công nghệ KMS Connect, các thông tin của bệnh nhân như chỉ số sức khỏe, hình ảnh theo thời gian thực sẽ giúp đội ngũ bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán, đưa ra các liệu pháp và phác đồ điều trị trước khi bệnh nhân nhập viện. Việc phẫu thuật, nếu cần thiết sẽ được tiến hành ngay mà không mất thêm thời gian chờ đợi.
Ông Phong Bùi - Giám đốc quốc gia của KMS Healthcare tại Việt Nam chia sẻ: “Khát vọng của KMS Healthcare là phát triển, nâng cấp những giải pháp công nghệ tiên tiến từ các nước có nền y tế hiện đại bậc nhất để áp dụng ở Việt Nam, góp phần nâng cao trải nghiệm sống và gia tăng tuổi thọ cho người dân”.
Nhìn chung, việc ứng dụng CNTT vào hoạt động khám chữa bệnh sẽ tạo nên cuộc cách mạng đột phá trong ngành y tế Việt Nam, giảm thiểu nhiều chi phí nhân lực lẫn vật lực. Tuy nhiên, có nhiều thách thức phải đối mặt cần từng bước cải tiến như nâng cao trình độ xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, nhân lực, đầu tư chi phí hệ thống y tế...