Uber có hơn 18.000 thành viên đăng ký tại London nhưng sự tăng trưởng này đang gặp thử thách khi Hội GTVTLondon (TLF) yêu cầu thẩm phán phải quyết định xem công ty này có vi phạm pháp luật. TLF do thị trưởng London Boris Johnson kiểm soát, đã từng là một đồng minh của Uber, nhưng trước áp lực ngày càng cao đã đưa ra các đề xuất hạn chế việc kinh doanh của công ty này. Theo tin tức, thậm chí TLF còn đang xem xét một chiến dịch "áp chế" các hoạt động truyền thống của Uber.
Tiến triển này được các tài xế taxi truyền thống ủng hộ. Họ đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình chống lại ứng dụng điện thoại Uber, yêu cầu một hệ thống đo đạc đường đi thay thế tốt hơn để lấy lại công bằng. Khi Uber xuất hiện, nghề taxi ở London đã suy thoái và do ứng dụng này không phải tuân thủ theo các điều luật bình thường, nó là sự cạnh tranh không lành mạnh.
London không phải là thành phố duy nhất "chống đối" Uber. Ứng dụng này đã bị cấm tại Rio de Janeiro, Brazil vào tuần trước và các tài xế Uber tại New South Wales, Úc cũng đã bị tước giấy phép. Ở các thành phố khác như Amsterdam, Delhi và Vancouver, tài xế taxi biểu tình, nhà chức trách cũng hạn chế Uber.
Tại London, Uber cũng nhanh chóng đưa ra kiến nghị chống lại đơn kiện của TLF. Chỉ trong vài giờ đã có khoảng 100.000 chữ ký của người ủng hộ không gây áp lực với ứng dụng này.
Addison Lee, công ty taxi lớn nhất châu Âu cũng kêu gọi tòa án ngăn chặn "hệ thống taxi không được kiểm soát, bất thường và không hợp pháp" của Uber. Theo họ, ứng dụng này đã khiến London trở thành "một trong những thế giới tồi tệ khi các tài xế không được huấn luyện chọn bất cứ lộ trình nào mà họ muốn để tăng tối đa chi phí". Khi được yêu cầu, tài xế Uber sẽ cho người gọi xem tuyến đường được tính toán bởi ứng dụng này, các đối thủ của Uber cho rằng nó sẽ cho phép các tài xế lợi dụng để chọn tuyến đường dài, tăng giá vé.
Uber luôn tranh luận rằng ứng dụng điện thoại này không phải là một công cụ đo đường và không có thiết bị, quy trình để hoạt động như một hệ thống đo đường của taxi truyền thống.