Đơn cử, hãng dược Mỹ Pfizer đang phát triển cùng lúc hai loại thuốc trị COVID-19, một qua đường uống và một tiêm vào tĩnh mạch, dựa trên phác đồ điều trị dịch SARS hồi năm 2002. Các loại thuốc này được điều chế để sử dụng cho bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và trung bình, không cần phải nhập viện.
Lạc quan với cuộc đua bào chế thuốc trị COVID-19. Ảnh: MEDIALAB
Dữ liệu ban đầu từ các thử nghiệm lâm sàng của Pfizer dự kiến sẽ được công bố trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 12. Hãng dược này kỳ vọng thuốc sẽ được cấp phép khẩn cấp ở Mỹ vào đầu năm sau.
Hai hãng dược Mỹ khác là Merck và Ridgeback Biotherapeutics cũng đang tập trung nghiên cứu một loại thuốc trị COVID-19 dạng uống có tên là molnupiravir. Hiện thuốc đã bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Merck đặt ra mục tiêu sẽ xin cấp phép khẩn cấp cho molnupiravir vào cuối năm nay tại Mỹ và 1-2 tháng sau đó ở Nhật.
Đại diện từ Nhật là hãng dược Shionogi đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 1 thuốc kháng virus SARS-CoV-2 dạng viên và dự kiến sẽ mở rộng quy mô thử nghiệm lâm sàng trong năm nay. Hãng dược Chugai (Nhật) lên kế hoạch đẩy nhanh tốc độ sản xuất một loại thuốc kháng virus dạng uống do hãng vừa nghiên cứu thành công, dự kiến sẽ được cấp phép vào năm sau.
Theo tờ The Nikkei, so với các nghiên cứu đời đầu về thuốc trị COVID-19 thì các loại thuốc chuẩn bị được tung ra hiện nay hầu hết đều thuộc dạng uống. Lý do là bởi loại thuốc dạng tiêm tĩnh mạch có thời gian điều trị lâu hơn và chi phí đắt hơn, còn thuốc dạng uống tiện hơn ở chỗ bác sĩ dễ kê đơn và phát cho những người đang điều trị tại nhà.