Sợ thị trường hỗn loạn
Hiệp hội Gas Việt Nam và một số doanh nghiệp kinh doanh gas mới đây đã có văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc góp ý cho dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 19/2016 về kinh doanh khí.
Theo đó, Hiệp hội Gas Việt Nam đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thêm quy định về quvền và nghĩa vụ của thương nhân chủ sở hữu chai LPG. Bởi theo Hiệp hội chai LPG là tài sản rất lớn của chủ sở hữu, đồng thời chai là phương tiện chứa chủ yếu để kinh doanh gas.
Thời gian qua việc chiếm dụng để sang chiết trái pháp luật, chiếm doạt, hoán cải chai của chủ sở hữu gây thiệt lớn về kinh tế, về uy tín của chủ sở hữu, là nguyên nhân chủ yếu dẫn dến cháy nổ gây nguy hiểm, thiệt hại đến quyền lợi và tính mạng của người tiêu dùng.
“Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu tài sản chai LPG cũng như chủ ở hữu thấy rõ nghĩa vụ của mình về chai LPG khi lưu thông trên thị trường, Hiệp hội đề nghị bổ sung thêm điều này”- Văn bản hiệp hội đề nghị.
Bên cạnh đó, Hiệp hội cho rằng các quy định trong dự thảo về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ diều kiện cho thương nhân xuất nhập khẩu khí, thương nhân sản xuất chế biến khí, thương nhân kinh doanh mua bán khí chưa rõ ràng; đồng thời giữ nguyên hình thức kinh doanh như Nghị định số 19 đã quy định là phù hợp.
Còn theo Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas), Nghị định 19 hiện nay đã quy định các điều kiện về cơ sở vật chất (kho, cảng, vỏ bình,…) để trở thành thương nhân đầu mối, xuất nhập khẩu, sản xuất chế biến, phân phối. Quy định này phù hợp với thực tế của lĩnh vực kinh doanh gas và góp phần rất lớn vào việc hình thành nên một thị trường gas ổn định, an toàn và bình đẳng.
“Tuy nhiên, theo dự thảo thay thế Nghị định 19 thì để trở thành thương nhân đầu mối, thương nhân kinh doanh gas có thể không cần phải đầu tư cơ sở vật chất và nhất là không cần phải sở hữu thương hiệu và vỏ bình. Việc “cởi trói” hầu hết các yêu cầu bắt buộc đối với lĩnh vực kinh doanh gas sẽ tạo đỉều kiện cho các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh gas nhưng sẽ làm nảy sinh rất nhiều vấn đề”- PV Gas nêu quan điểm.
Cụ thể, nếu hình thảnh thị trường gas “mở” không có các điều kiện ràng buộc trách nhiệm thương nhân với sản phẩm hoặc điều kiện về cơ sở vật chất thì thị trường kinh doanh gas sẽ ngày càng trở nên hỗn loạn và phức tạp.
Tình trạng chiếm dụng vỏ bình và sang chiêt nạp gas được công nhận một cách hợp pháp sẽ làm cho tình trạng mất an toàn trong sử dụng gas ngày càng gia tăng nhưng lại khó có thể quy trách nhiệm cho thương nhân. Đồng thời khó có thể kiểm soát được tình trạng gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh gas hiện nay.
Các doanh nghiệp lo ngại nếu bỏ điều kiện kinh doanh gas sẽ làm gia tăng tình trạng "cưa tai mài bình". Ảnh: Thanh Niên
Hãy để cạnh tranh lành mạnh
Trong khi đó, một số doanh nghiệp khác lại ủng hộ phương án bỏ điều kiện kinh doanh. Chia sẻ với báo chí, ông Trần Trung Nhật, Giám đốc công ty TNHH Sản xuất thương mại Thái Dương (Tây Ninh) cho biết, hiện có hai luồng ý kiến, các doanh nghiệp lớn sẽ có quan điểm giữ điều kiện kinh doanh như cũ vì họ có điều kiện về hạ tầng đã tích lũy từ trước, còn những doanh nghiệp nhỏ thì quy mô chưa đáp ứng được điều kiện.
Theo ông Nhật, việc bỏ điều kiện kinh doanh là tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và phù hợp với quy luật vận hành của thị trường. Các quy định pháp luật về việc xử lý vi phạm trong hoạt động sang chiết gas đều đã có sẵn. Ai vi phạm, cứ theo đó xử lý. Lâu nay, những trạm sang chiết gas vi phạm mà vẫn hoạt động kéo dài được là vì cơ quan thực thi pháp luật không nghiêm.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Minh Đức, Ban pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, cách tốt nhất để thị trường phát triển là phải đặt nó vào vị thế cạnh tranh.
Thị trường có cạnh tranh sẽ bao gồm cả cạnh tranh lành mạnh như hạ giá, hậu mãi, áp dụng khoa học công nghệ và không lành mạnh như chiếm dụng vỏ gas của doanh nghiệp khác, cắt giảm chi phí về an toàn, môi trường…
“Nếu đứng ở cương vị Nhà nước, nếu chỉ thấy có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh mà cấm cả cạnh tranh, tức là đặt ra quy mô để giảm số lượng xuống - đồng nghĩa với ngăn cản cả cạnh tranh lành mạnh là không phù hợp. Cách tốt nhất để Nhà nước quản lý là cho thị trường cạnh tranh để phần lành mạnh phát triển, phần không lành mạnh cũng có thể phát triển thì phải có biện pháp xử lý nghiêm”- ông Đức chia sẻ.
Tái chế trái phép hơn 6.000 vỏ bình gas Ngày 8-6, Chi cục Quản lí thị trường Tây Ninh đã tạm giữ thêm 220 vỏ bình gas của Công ty TNHH Sản xuất thương mại Thái Dương (Tây Ninh) do có dấu hiệu làm giả nhãn hiệu. Trước đó, ngày 25-5, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Tây Ninh phát hiện công ty này đang tái chế trái phép hơn 6.000 vỏ bình gas. Lực lượng công an phát hiện hơn 6.000 vỏ bình gas có khối lượng chứa từ 12 đến 45kg, mang các nhãn hiệu khác nhau được công ty Thái Dương tái chế bằng cách thay tay xách, đế bình, đục bỏ nhãn hiệu cũ, sơn, hàn, thay số, nhãn hiệu mới… để biến thành vỏ bình gas mang nhãn hiệu Thái Dương. Ông Trần Minh Loan, Phó chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam: Việc các doanh nghiệp kinh doanh gas dùng thủ đoạn chiếm doạt vỏ bình gas của thương hiệu khác là hành vi không thể chấp nhận được bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng. |