Lái xe bất bình vì phí tăng

Ngày 4-1, ông Tô Văn Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa Đà Nẵng, bày tỏ với Pháp Luật TP.HCM.

Từ ngày 1-1, Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình 545 dừng thu phí tại trạm phía nam hầm Hải Vân và trạm Hòa Phước trên tuyến quốc lộ 1 (qua Đà Nẵng) để chuyển về thu phí tại trạm mới ở Điện Thắng. Mức thu phí thấp nhất ở trạm này là 35.000 đồng/lượt (đối với xe dưới 12 chỗ ngồi, xe có tải trọng dưới hai tấn và các loại xe buýt) và mức thu cao nhất là 200.000 đồng (đối với xe tải có trọng tải 18 tấn trở lên và xe container).

Tuy nhiên, trong ngày đầu thu phí, nhiều tài xế đã bức xúc phản ứng, gây kẹt xe kéo dài trên tuyến quốc lộ 1. “Mức phí mới cao gấp đôi so với mức cũ (từ 15.000 đồng/lượt tăng lên 35.000 đồng/lượt) là quá cao. Trước đây có hai trạm ở hai đầu TP, chúng tôi qua một trạm thì chỉ đóng 15.000 đồng/lượt. Bây giờ họ gộp hai trạm thành một, mức phí tăng hơn hai lần. Mức tăng như vậy là rất cao” - ông Hoàng Lê Anh (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).


Mức thu phí tại trạm thu phí ở xã Điện Thắng tăng cao, tài xế phản ứng gây kẹt xe. Ảnh: TẤN TÀI

Ngoài ra, ông Tô Văn Hiệp còn cho rằng theo quy định, hai trạm thu phí cách nhau tối thiểu 70 km nhưng thực tế, nhiều dự án BOT đặt trạm thu phí quá dày. “BOT là cách làm tốt nhưng phải kiểm soát đừng để xảy ra tình trạng phí chồng phí. Ngoài ra, các dự án BOT cũng cần công khai mức thu, thời gian thu để người dân và các đơn vị vận tải biết” - ông Hiệp đề nghị.

ông Hồ Anh Sơn - Giám đốc Công ty TNHH MTV BOT 545 cho biết mức thu phí nêu trên đã được Bộ GTVT, Bộ Tài chính và tỉnh Quảng Nam chấp thuận. “Mức phí này có từ khi chúng tôi mới thiết lập dự án. Nếu thu như vậy mới có thể hoàn vốn theo lộ trình” - ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, trước đây công ty có đầu tư nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 đoạn từ cầu vượt Hòa Cầm đến Hòa Phước với tổng vốn gần 1.000 tỉ đồng và được đặt trạm thu phí Hòa Phước (Hòa Vang, TP Đà Nẵng) và trạm phía nam hầm Hải Vân (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Thời hạn thu phí 23 năm, bắt đầu từ năm 2010. Sau đó năm 2013, công ty đầu tư giai đoạn 2 nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 từ Vĩnh Điện (Điện Bàn) đến TP Tam Kỳ (Quảng Nam) với tổng vốn khoảng 1.400 tỉ đồng. “Dù đầu tư thêm 1.400 tỉ đồng nhưng chúng tôi không lập thêm trạm mới mà gộp hai trạm lại thành một” - ông Sơn nói thêm.

Ngày 4-1, nhiều chủ xe, lái xe tại Quảng Bình đã đưa xe đến tập trung tại trạm thu phí Quán Hàu trên quốc lộ 1 (đoạn qua huyện Quảng Ninh) phản đối trạm này tăng mức phí. Các doanh nghiệp, người dân cho rằng việc giá vé qua trạm tăng quá cao, trong khi họ chỉ dùng tuyến quốc lộ cũ. Vụ việc gây ùn ứ cục bộ và các cơ quan chức năng, đơn vị thu phí phải vận động, giải thích thì giao thông khu vực mới trở lại bình thường.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm