Ngược lại thì ở Việt Nam, có rất nhiều địa phương giàu tiềm năng bóng đá nhưng lại làm bóng đá theo kiểu tiêu tiền càng nhiều càng tốt. Họ làm sao để tiền rơi vào các khoản lót tay, zích zắc, chảy vào túi quan thật nhiều thay vì đầu tư chính đáng vào phát triển đào tạo trẻ, phát triển quan hệ cộng đồng… Cũng có địa phương làm bóng đá chuyên nghiệp mà vẫn xin ngân sách địa phương rồi “tiêu” thật nhiều “lợi” càng cao. Bằng chứng là có CLB phá sản phải giải tán nhưng quan chức CLB thì có biệt thự, xe sang sau vài năm làm bóng đá gọi là chuyên nghiệp…
Ngược lại với HA Gia Lai, dù công ty mẹ có khó khăn nhưng CLB thì làm bóng đá tử tế mà đội bóng của ông bầu này trở thành một thương hiệu được nhiều doanh nghiệp thích hợp tác.
Những thương hiệu lớn đến với bóng đá Việt Nam đều nhìn vào cách làm tử tế của các đội bóng với mong muốn tiền đầu tư hợp tác của mình hiệu quả mà không bị “rơi vãi”.
Đó cũng là cách làm của các nước có nền bóng đá tiên tiến đi đúng đường lối chuyên nghiệp thực thụ và minh bạch.
Thế nên để bóng đá Việt Nam phát triển thì các CLB Việt Nam nên thay đổi, chuyển sang chuyên nghiệp hóa thực thụ thay vì mượn chuyên nghiệp để “làm ăn”.