Th.S Phạm Thị Thúy (ĐH Hành chính TPHCM): Nâng cao chất lượng thời gian cho con
Khủng hoảng thời gian dành cho con là tình trạng nhiều gia đình trong đời sống hiện đại đang gặp phải. Không thể có thật nhiều thời gian thì cần nâng cao chất lượng thời gian dành cho con và phải tận dụng mọi lúc mọi nơi.
Tôi rất tiếc khi thấy nhiều gia đình không còn chú trọng bữa ăn trong gia đình. Một ngày chỉ cần một bữa cơm đầy đủ các thành viên đã có thể trao đổi và nắm bắt được cảm xúc, tâm trạng của nhau.
Trước giờ con đi ngủ, bố mẹ có thể tranh thủ 5 - 10 phút đọc truyện cho con nghe với trẻ nhỏ, trò chuyện với trẻ lớn… Buổi trưa, cha mẹ và con không gặp nhau thì chỉ cần một cuộc điện thoại hỏi thăm của bố mẹ hôm nay con ăn món gì cũng đã giúp trẻ thấy mình được quan tâm.
Một trong những cách xây dựng giá trị sống cho con hiệu quả là khuyến khích con đọc sách. Có những lúc phụ huynh, nhất là các bà mẹ hãy bớt cầu toàn đi. Để nhà cửa bừa bộn một chút cũng được hoặc giao cho người giúp việc còn mình giành thời gian chơi đó để chơi và trò chuyện cùng con. Khi mà thời gian của trẻ chủ yếu ở trường thì gia đình cần giữ mối liên hệ chặt chẽ với trường học để nắm bắt được tình hình của con. Chứ hiện nay, rất nhiều người đang phó mặc hết việc dạy con cho nhà trường. Nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung: Gia đình đang thiếu giá trị chungHiện nay tôi thấy hình như người ta đang chú trọng đến việc kiếm được nhiều tiền hơn là quan tâm đến giá trị văn hóa, tinh thần. Ngay trong gia đình, khoan nói đến bố mẹ và con cái mà ngay anh chị em chỉ cách nhau vài tuổi đã có khoảng cách, rất khó nói chuyện. Khoảng cách thế hệ, sự hiểu biết chỉ là nguyên nhân nhỏ mà vấn đề là trong gia đình đang thiếu những giá trị chung, giá trị mang tính phổ quát. Thế hệ, cuộc sống thay đổi rất nhiều nhưng có những giá trị mang tính nền tảng, cốt lõi thì ở thế hệ nào, bây giờ hay cả trăm năm nữa cũng đều có giá trị như nhau. Mỗi gia đình cần có giá trị nền tảng thì mỗi thành viên khi hành xử sẽ bám theo giá trị đó. Theo tôi, những giá trị quan trọng nhất trong gia đình là sự tôn trọng, thấu hiểu lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái. Để con tôn trọng và hiểu mình, trước hết cha mẹ phải tôn trọng và hiểu con. Có khi chỉ bố mẹ và con cái đọc một cuốn truyện, xem một bộ phim cũng là một cách để tìm được giá trị chung và hiểu nhau hơn. TS Giáo dục Nguyễn Thụy Anh: Bố mẹ hiểu con và cũng cần cho con hiểu mìnhThời gian dành cho con có thể tận dụng ngay chính trong lúc bận rộn của mình. Với vài phút đưa đón con đi học, hãy tranh thủ hỏi han, trò chuyện với con; khi nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, thay vì bố mẹ làm hết vì cho rằng con chỉ cần tập trung vào việc học thì nên để con cùng tham gia; trước giờ ngủ có thể chơi đùa một chút cùng con… Có như vậy mới giúp trẻ cảm nhận và thông cảm cho việc bận rộn của cha mẹ. Trẻ con rất nhạy cảm và công bằng với những nỗ lực của người lớn. Không chỉ bố mẹ phải hiểu, có trách nhiệm với con mà chúng ta cũng cần cho con hiểu mình. Phụ huynh cũng đừng trông chờ ai đó sẽ giải quyết vấn đề của con thay mình mà với mọi vấn đề của trẻ thì người giải quyết tốt nhất chính là bố mẹ. Hiện giờ chúng ta rất chú trọng đến kỹ năng sống. Trong các ngày hội sách, tôi để ý thấy phụ huynh tìm mua sách về kỹ năng sống cho con rất nhiều. Hầu hết họ tìm quan tâm tìm kiếm các kỹ năng giải quyết các vấn đề mình gặp phải nhiều hơn là việc chú trọng đến việc xây dựng giá trị sống. Một đứa trẻ đứa trẻ cần biết về các giá trị về tình cha con, thầy cô, bạn bè, các quan hệ xã hội… để có những hành xử tích cực xuất phát dựa trên các giá trị đó. Trong những cách xây dựng giá trị sống cho con hiệu quả nhất là khuyến khích con đọc sách, đặc biệt là sách văn học - rất có giá trị trong việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Bố mẹ có thể đọc sách cho con nghe từ nhỏ, cùng con đọc sách, chia sẻ những điều hay về sách để con thấy được niềm vui từ sách. Một điều làm tôi rất suy nghĩ là nhiều bố mẹ hình như đang quên việc thể hiện tình yêu với con nên trẻ không cảm nhận được tình yêu của bố mẹ dành cho mình. Có không ít đứa trẻ cảm giác thiếu thốn tình yêu của bố mẹ đến mức phải giả vờ đau bụng, đau chân để được quan tâm, vuốt ve… Bố mẹ thường nghĩ rằng như vậy trẻ sẽ yếu đuối, nhu mì nhưng không phải vậy, tình yêu là cội nguồn của mọi vấn đề và chúng ta đừng nhẫm lẫn giữa nghiêm khắc và hà khắc. “Vợ chồng tôi cũng bận và cháu Nam cũng bận nhưng hàng ngày gia đình luôn dành ra ít nhất một giờ đồng hồ để cùng nói chuyện về cuộc sống, việc học, công việc. Trước những buổi đi thuyết trình, cháu thường được tập duyệt với khả giả do chính…. bố mẹ đóng vai. Khả năng tiếng Anh của cháu đã vượt bố mẹ, mình không dạy cháu được nữa nhưng cháu thấy rằng bố mẹ cho con những giá trị sống, cách sống. Tôi chú trọng dạy con theo công thức 3T gồm: tự lập, tự tin và tự trọng, vợ tôi dạy con lối sống tình cảm, biết chia sẻ qua chính cách sống của chính mình". - PGS.TS Đỗ Xuân Thảo, bố của cháu Đỗ Nhật Nam - người lập hai kỷ lục Việt Nam “Dịch giải nhỏ tuổi nhất” và “Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất” Hoài Nam (ghi) (Dân Trí)