Làng mới giúp Hàn Quốc thành cường quốc, còn Việt Nam?

Hội thảo do Trường ĐHKHXH&NV phối hợp cùng Qũy Toàn cầu hóa Saemaul và Văn phòng điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới tổ chức ngày 23-10.

Về phong trào cộng đồng hay còn gọi là làng mới khu vực nông thôn-Saemau, PGS. TS Võ Văn Sen khái quát: "Giá trị cốt lõi của làng mới là cần cù- tự lực- hợp tác. Nền nông nghiệp, nông thôn Hàn Quốc có điểm tương đồng như Việt Nam, đi trên cánh đồng Hàn Quốc chẳng khác mấy đi trên cánh đồng ở đồng bằng sông Cửu Long.  Giai đoạn đầu thu nhập giữa nông thôn và thành thị tại Hàn Quốc khá cách biệt. Tuy nhiên kể từ 1970 về sau, khi các làng tham gia phong trào Saemaul thì khoảng cách thu nhập thu hẹp xấp xỉ đô thị. Đây là động lực để Hàn Quốc trở thành cường quốc".

PGS.TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV- ĐHQG TP.HCM trao đổi thông tin về chương trình làng mới- Saemaul. Ảnh: P.ĐIỀN

Về điểm khác biệt của chương trình này với chương trình xây dựng nông thôn mới đang thực hiện, ông Sen cho rằng chương trình hướng đến mục tiêu tạo thu nhập cho nông dân thông qua việc họ tự bàn bạc, xây dựng phương án sản xuất và vận hành làm sao cho có hiệu quả. Trong khi chương trình nông thông mới chạy theo hình thức, xây dựng con số đẹp về điện, đường, trường, trạm... mà chưa chú tâm đến thu của nông dân.

Ông Lee Sang Woo, Tổng đại diện Saemaul tại Việt Nam đánh giá mô hình làng mới hướng đến xây dựng hợp tác, lối sống cộng đồng cho người dân để nâng cao đời sống, phát triển kinh tế. Hỗ trợ người dân tập trung phát triển vào cây, con mang lại thu nhập cao. Kinh nghiệm cho thấy, những làng  tập trung một vài sản phẩm cơ hội thành công nhiều hơn thay vì phát triển tràn lan, manh mún nhiều sản phẩm mà không tìm đầu ra sản phẩm phù hợp. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới