Huy động Nông thôn mới: Đừng tạo gánh nặng cho dân

Mục tiêu trước hết, trên hết và lớn hơn hết của nó là để cho người dân được hưởng các điều kiện sống tốt hơn, chất lượng hơn. Cho nên cách làm như xã An Bình, huyện Nam Sách, Hải Dương “lạ” quá.

Tiêu chí đầu tiên của chủ trương này là phải đảm bảo tính nhân văn. Vì thế, nếu quy định cả trường hợp em bé mới sinh ra đã phải đóng phí xây đường thì thật không thể hiểu nổi. Em bé mới được sinh, đã làm ra của cải, tiền bạc gì đâu mà bắt phải đóng góp. Chắc chắn không có văn bản nào ở nước ta quy định như vậy cả. Bởi người đóng góp kinh phí xây đường phải là người trong độ tuổi lao động.

Mặt khác, chủ trương này là hướng đến người dân, vì thế phải tạo sự đồng thuận, ủng hộ từ bà con. Nguồn vốn thực hiện các công trình mục tiêu NTM có thể là do Nhà nước và nhân dân cùng làm và cùng đóng góp nhưng đóng góp được bao nhiêu cũng phải trên tinh thần tự nguyện, trên sự hợp lý của sức dân, tùy vào hoàn cảnh, điều kiện của mỗi người, mỗi gia đình.

Nếu tính căn ngang theo chủ nghĩa bình quân thì gia đình khó khăn, có con đông, sao chịu thấu? Cứ mỗi đầu người đóng 2 triệu đồng, nhà sáu người là đóng tới 12 triệu đồng. Làm như vậy có quá đáng hay không, nhất là với những người không còn phương tiện làm ăn hoặc đang thất nghiệp? Đó là chưa nói người dân đang còn rất nhiều khó khăn, biết bao nhiêu thứ phải lo toan, đóng góp nữa.

Vì vậy quy định đóng góp theo đầu người như xã An Bình làm là bất hợp lý, không đúng, không công bằng. Điều này chắc chắn sẽ khiến dân bất bình mà sinh ra bức xúc.

Điều quan trọng hơn nữa là phần tỉ lệ huy động người dân đóng góp phải đúng theo quy định của pháp luật; không thể anh muốn huy động bao nhiêu là huy động. Bởi khi Nhà nước quy định một tỉ lệ cụ thể thì đã tính toán, đã nhìn thấy các vấn đề liên quan. Vậy tại sao Quyết định 800 ngày 4-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 nêu rõ các địa phương chỉ được huy động nguồn vốn đóng góp của cộng đồng dân cư khoảng 10% mà xã An Bình đưa ra tỉ lệ huy động đến 50%? Điều đó khiến một chủ trương tốt đẹp trở thành gánh nặng của người dân nơi đây.

Một chủ trương đúng, nhân văn chỉ có thể phát huy được giá trị của nó khi nó được thực hiện một cách hợp lý, hợp tình. Sự hợp lý, hợp tình đó phải được đo bằng sự hài lòng, ủng hộ của người dân. Ai làm mà không đảm bảo những điều này thì nhất định thất bại.

NGUYỄN THỊ HOÀI THU, nguyên Trưởng ban Dân nguyện, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 21-4: Xét xử cựu thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cùng đồng phạm; Người phụ nữ chặn đầu ô tô

Bản tin trưa 21-4: Xét xử cựu thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cùng đồng phạm; Người phụ nữ chặn đầu ô tô

(PLO)- Cựu thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cùng đồng phạm được dẫn giải tới tòa; Nhân viên tạp vụ được cử làm giám đốc để báo giá, làm "quân xanh" đấu thầu tiền tỉ; Người phụ nữ chặn đầu ô tô 16 chỗ, giao thông trên đường ùn ứ; Cháy nổ trụ điện, nhiều người đi đường thót tim; Người phụ nữ quấn 4 kg vàng quanh bụng để đưa qua biên giới.

Đọc thêm

Đo lường hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM bằng tiện ích, thu nhập của người dân và sự thành công của DN. Trong ảnh: Người dân vui chơi ở Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) dịp cuối tuần.

Ngẫm về đích đến của 'siêu đô thị' TP.HCM

(PLO)- Đích đến cuối cùng của siêu đô thị là gia tăng tiện ích, thu nhập, chất lượng cuộc sống... hướng tới hạnh phúc thực chất của người dân, phồn vinh bền vững của DN.

Sức sống từ lòng dân

Sức sống từ lòng dân

(PLO)- Khi người dân phấn khởi, doanh nghiệp tin cậy thì sự đồng cảm, chia sẻ, đón nhận của xã hội với các thiết kế chính sách của TP trước thềm kỷ nguyên mới sẽ tăng cao, là bàn đạp cho những bước đà của TP.HCM tiến vào kỷ nguyên mới...

Giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đang hướng dẫn học trò thực hành nghiên cứu. Ảnh: ICC

Cần đột phá chính sách để giữ chân những người thầy giỏi

(PLO)- Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đang được triển khai quyết liệt. Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong đó là phát triển đội ngũ nhà khoa học.

Chuyển đổi số, AI và tự động hóa giúp doanh nghiệp tư nhân nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa vận hành và tăng trưởng bền vững. Ảnh: PV

Loại bỏ rào cản để kinh tế tư nhân bứt phá

(PLO)- Kinh tế tư nhân đã và đang là động lực quan trọng của nền kinh tế. Nếu có chính sách hỗ trợ hợp lý, khu vực này không chỉ giúp duy trì tốc độ tăng trưởng cao mà còn nâng tầm vị thế trên trường quốc tế.

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

(PLO)- Từ vụ kẹo Kera, cơ quan chức năng cần mở rộng phạm vi làm việc, xác minh các doanh nghiệp đứng sau các KOL, KOC nói chung để xem có hay không hành vi vi phạm hay không để xử lý đến nơi đến chốn, tận gốc rễ vấn đề.

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

(PLO)- Thú cưng vừa là tài sản vật chất vừa là tài sản tinh thần của người nuôi nhưng cảm giác về sự an toàn trước chó, mèo, vật nuôi cũng là quyền cơ bản của người dân, cần phải được pháp luật bảo vệ, cần phải được các chủ nuôi thú cưng tôn trọng.

Nghề y cần cơ chế đặc thù

Nghề y cần cơ chế đặc thù

(PLO)- Tôi có một anh bạn thế hệ đầu 9X đang làm bác sĩ ngoại khoa ở một bệnh viện tuyến đầu tại TP.HCM. Hôm rồi gọi rủ anh ấy đi ăn tối trước thềm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2) và như thường lệ, anh ấy chỉ kịp trả lời: “Bạn ơi, tôi sắp vào phòng mổ, bạn để tôi xếp lịch rồi báo lại nghen”…

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

(PLO)- Người dùng mạng xã hội cần có trách nhiệm hơn trong mỗi lượt share, mỗi cú nhấn like; tránh chuyện “tay nhanh hơn não”, dễ dính vào rắc rối pháp lý, bị phạt nặng hoặc thậm chí phải đối diện với chuyện tù tội.

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

(PLO)- Mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo mà Trung ương đã xác định là rất thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một cuộc cải cách sâu rộng về thể chế, chính sách; đột phá về cấu trúc kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đầu tư...