Lễ tri ân 32 liệt sĩ dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc - Mậu Thân 1968

(PLO)- Nguyên Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình cùng lãnh đạo TP.HCM dâng hương tri ân 32 liệt sĩ dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc - Mậu Thân 1968.

Video: Lễ tri ân 32 liệt sĩ dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc - Mậu Thân 1968

Ngày 7-7, tại Bình Chánh, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải cùng các đại biểu đã dâng hương, dâng hoa tri ân 32 dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc đã hy sinh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968.

Lãnh đạo UBND TP cùng lãnh đạo UBND huyện Bình Chánh và lãnh đạo của các cơ quan ban ngành tham dự lễ tri ân. Ảnh: TRẦN MINH

Tại buổi lễ, ông Phạm Văn Lũy, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Bình Chánh gửi lời tri ân đến thân nhân 32 liệt sĩ dân công hỏa tuyến và cựu dân công Vĩnh Lộc.

"Tôi tin tưởng với truyền thống cách mạng vẻ vang, với niềm tự hào về sự kiện 32 dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc - Mậu thân 1968, chúng ta sẽ tiếp tục vững bước đi lên với niềm tin, quyết tâm và giành nhiều thắng lợi mới; xứng đáng với sự cống hiến, hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh” – ông Lũy bày tỏ.

Trong không khí trang nghiêm, các đồng chí lãnh đạo đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ công lao của 32 liệt sĩ Dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc - Mậu Thân 1968 hy sinh vì độc lập dân tộc, vì tự do của nhân dân. Ảnh: TRẦN MINH

Cách đây hơn 55 năm, vào mùa Xuân năm Mậu Thân 1968, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã đồng loạt mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên khắp chiến trường miền Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại, tạo ra bước ngoặt quyết định trong Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, viết thêm trang sử hào hùng trong lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của dân tộc ta.

Cô Nguyễn Thị Khỏi, thường được gọi với tên thân thuộc là "Cô ba Khỏi" là nữ dân công hỏa tuyến một trong những nhân chứng sống của sự kiện đêm 15-6-1968 đang ôn lại kỷ niệm.

Ảnh: MINH ĐỦ

Những giờ phút lịch sử của Chiến dịch Xuân Mậu Thân năm ấy, không chỉ có những đội quân chủ lực, các chiến sĩ Biệt động, An ninh, quân Giải phóng. Mà tại các vùng ven đô Sài Gòn đã chứng kiến biết bao bước chân của những chàng trai, cô gái dân công hỏa tuyến ngược xuôi tải đạn, cáng thương dưới mưa bom, bão đạn của kẻ thù và ngay tại vùng đất này.

Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy xã Vĩnh Lộc lúc bấy giờ, hàng trăm nam nữ thanh niên ở ấp Tân Hòa 1, ấp Tân Hòa 2 và ấp Thới Hòa đã hăng hái tham gia đoàn Dân công do Cấp ủy xã và chi bộ các ấp, cùng các cơ sở cách mạng nòng cốt tổ chức.

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ. Ảnh: MINH ĐỦ

Ông Trần Văn Nam, Bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh cho biết: "Trong số 32 dân công hỏa tuyến hy sinh thì có đến 27 nữ với độ tuổi 18 đã gác lại những hạnh phúc riêng tư để cống hiến cho đất nước trong công cuộc giải phóng dân tộc.

Với sự hy sinh cao cả này, Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Chánh luôn ý thức rằng việc tuyên truyền, giáo dục những câu chuyện lịch sử cho cán bộ, nhân dân là một việc làm vô cùng quan trọng."

Các đồng chí lãnh đạo chụp hình lưu niệm cùng với thân nhân 32 Liệt sĩ dân công hỏa tuyến và cựu Dân công Vĩnh Lộc. Ảnh: TRẦN MINH

Một số hình ảnh tại buổi lễ tri ân:

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới