Lebanon: yêu cầu Interpol bắt giữ thuyền trưởng và chủ tàu Nga

Theo đài Channel News Asia (CNA) hôm 2-10, Lebanon đã yêu cầu Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) ban hành lệnh bắt giữ thuyền trưởng và chủ sở hữu tàu người Nga đã đưa vật liệu nổ vào cảng Beirut gây ra vụ nổ hồi tháng 8 tại đây, truyền thông nhà nước đưa tin hôm 1-10. 

Thuyền trưởng tàu Rhosus - ông Boris Prokoshev đã đến Beirut vào năm 2013 xác định ông Igor Grechushkin - một doanh nhân Nga ở Cyprus là chủ sở hữu con tàu này. 

Một thành viên của quân đội Pháp làm việc tại đống đổ nát của vụ nổ lớn cảng Beirut, Lebanon. Ảnh: REUTERS

Họ là hai người mà Lebanon đã yêu cầu bạn lệnh bắt giữ hôm 1-10, một nguồn tin an ninh và một nguồn tin tư pháp cho hay. Văn phòng Interpol quốc gia của Nga từ chối bình luận vấn đề này. 

"Chúng tôi chưa nhận được yêu cầu như vậy" - phát ngôn viên cảnh sát Cyprus Christos Andreou nói về yêu cầu của Interpol. 

Thuyền trưởng Prokoshev hiện đang ở Nga cũng cho biết ông chưa nghe tin gì về vụ này và cũng chưa được các nhà điều tra liên lạc, theo CNA

Ông Prokoshev nói với hãng tin Reuters rằng 2.750 tấn hóa chất đã được chuyển đến Beirut sau khi ông Grechushkin yêu cầu anh ta chuyển hướng đến Beirut để lấy thêm hàng vào năm 2013.

Ông Prokoshev cũng cho biết chính quyền Lebanon ít chú ý đến lượng lớn ammonium nitrate được chất thành đống trong các bao tải trong thân tàu. 

Hồ sơ vận chuyển cho thấy tàu Rhosus đã nạp ammonium nitrate ở bang Georgia (Mỹ) trước khi thực hiện chuyến dừng đột xuất ở Beirut, Lebanon.

Vào tháng 10-2014, hàng hóa trên tàu đã được dỡ xuống và được đưa vào kho Hangar 12, nơi được cho là tâm chấn của vụ nổ.

Con tàu này sau đó đã không rời khỏi cảng do vướng phải một số lỗi về pháp lý và bị chìm gần đê chắn sóng của cảng vào tháng 2-2018, theo một báo cáo an ninh quốc gia do Reuters tiết lộ hồi tháng 8.

Vụ nổ ở cảng Beirut hôm 4-8 để lại cho người dân Lebanon nhiều nỗi ám ảnh. Đây là vụ nổ phi hạt nhân lớn nhất từ trước đến nay khiến ít nhất 172 người thiệt mạng, hàng ngàn người bị thương. 

Sau vụ nổ, các nhà chức trách đã đổ lỗi nguyên nhân do lượng chất nổ ammonium nitrate khổng lồ được lưu trữ trong điều kiện tồi tàn tại cảng trong nhiều năm.

Gần 20 người đã bị giam giữ ở Lebanon sau vụ nổ, bao gồm cả các quan chức hải quan cảng. Chính quyền Lebanon nhận nhiều cáo buộc về sự cẩu thả trong quản lý.

Hôm 10-8, Thủ tướng Lebanon Hassan Diab đã chính thức tuyên bố chính phủ nước này từ chức. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới