Các nhà khoa học ở Nam Cực đã gắn thẻ 20 con chim cánh cụt hoàng đế ngẫu nhiên và tiến hành nghiên cứu chúng từ năm 2013. Kết quả cho thấy trung bình,chim cánh cụt lặn sâu khoảng 90,2 m nhưng đôi khi có thể sâu tới 450 m.
Một loài chim lại trở thành thợ lặn "chì" nhất hành tinh. Ảnh: Science
Đây là loài cánh cụt cao lớn, có cân nặng vượt trội hơn so với loài cánh cụt khác. Chưa kể, nó dành hầu hết thời gian để tìm kiếm thức ăn dưới nước.
Nghiên cứu này được chủ trì bởi Kim Goetz, một nhà sinh thái biển tại Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước Quốc gia New Zealand. Đã có hơn 96.000 lần lặn đã được ghi chép và hầu hết các thẻ được gắn trong ít nhất sáu tháng.
Kim Goet cho biết kỷ lục mới không phải chỉ được lập bởi một cá thể mà có rất nhiều con chim cánh cụt có thể thực hiện được thời gian lặn dài tương tự.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được tại sao loài chim biết bơi này có thể lặn lâu dưới nước được như vậy. Vì với cơ chế hô hấp của loài chim này, chúng đúng ra chỉ có thể cầm cự dưới nước được tám phút.