Loạt công ty mỹ phẩm Trung Quốc, Hàn Quốc... mở nhà máy ở Việt Nam

(PLO)-Gần đây, các doanh nghiệp mỹ phẩm Trung Quốc đang đổ xô sang thị trường Châu Á, trong đó có Việt Nam mở nhà máy nên mức độ cạnh tranh càng khốc liệt.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ông Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hương liệu - Tinh dầu Mỹ phẩm Việt Nam (VOCA) cho biết, quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam khoảng gần 5 tỉ USD. Tuy nhiên, thị phần lại thuộc về doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, các tập đoàn đa quốc gia.

Gần hai mươi năm nay nhóm 14 công ty mỹ phẩm Hàn Quốc (đã xin phép lập công ty và nhà máy tại Nhơn Trạch, Đồng Nai) đến nay, đã chiếm gần 30% thị phần mỹ phẩm ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, thời gian qua có khoảng trên 50 DN Trung Quốc về ngành mỹ phẩm có mặt và mở công ty ở Việt Nam, nhiều nhất ở TP.HCM.

Đáng chú ý, mới đây có ba công ty mỹ phẩm Trung Quốc nộp đơn xin gia nhập VOCA và sắp tới sẽ có một loạt công ty Trung Quốc xin vào hiệp hội.

Các DN mỹ phẩm Trung Quốc thâm nhập thị trường Việt Nam ban đầu tìm cơ hội hợp tác gia công mỹ phẩm. Sau đó sẽ lập công ty, nhà máy sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam để tiếp tục xuất khẩu.

Theo đó, hiện nay có khoảng 15-25 DN sản xuất mỹ phẩm Việt Nam có đủ điều kiện gia công mỹ phẩm Trung Quốc tại Việt Nam.

mỹ phẩm Trung Quốc
Doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam sản xuất sản phẩm xanh đáp ứng nhu cầu các thị trường xuất khẩu. Ảnh: TÚ UYÊN

Trong khi đó, ông Vương Ngọc Dũng, Giám đốc tiếp thị Phát triển thị trường Công ty cổ phần mỹ phẩm Sài Gòn (SCC) cho biết, thị trường mỹ phẩm Việt Nam ngoài cạnh tranh ở nhiều phân khúc sản phẩm với các tập đoàn đa quốc gia, DN mỹ phẩm Nhật Bản, Hàn Quốc.

Gần đây, các DN Trung Quốc đang đổ xô sang thị trường Châu Á trong đó có Việt Nam mở nhà máy nên mức độ cạnh tranh càng khốc liệt.

Tuy nhiên, chúng tôi đã từng tiếp đón một số đoàn DN Trung Quốc sang làm việc, họ muốn học hỏi kinh nghiệm từ SCC làm sao có thể cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài ngay tại nội địa.

“DN mỹ phẩm Trung Quốc chủ yếu gia công (OEM), chỉ có 10% là sản phẩm mang thương hiệu nên những DN này cũng gặp khó khăn cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc", ông Dũng kể.

Theo ông Dũng, tại SCC tỉ lệ sản phẩm OEM thấp, công ty chỉ sản xuất cho những chuỗi siêu thị, đối tác lớn. Đáng chú ý những đối tác này còn chia sẻ về công nghệ mới, đồng hành cùng công ty.

Ngoài ra, chúng tôi không đánh đổi về giá mà tập trung ưu tiên chất lượng sản phẩm, chuyển đổi xanh.

“Công ty đã xuất khẩu sang 10-12 nước như Singapore, Campuchia, Myanmar, Trung Quốc, Mỹ ….và đang thâm nhập thị trường Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Ngay cả thị trường Trung Quốc hiện nay không còn dễ dãi, hóa mỹ phẩm cũng yêu cầu phải xanh"-ông Dũng chia sẻ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm