Lộn xộn thị trường dịch vụ ví điện tử

Thế nhưng tình trạng ví điện tử xuất hiện tràn lan cùng những hạn chế trong bảo mật quốc tế đang cho thấy việc kiểm soát chất lượng hoạt động này chưa chặt chẽ.

Ví điện tử là một tài khoản điện tử, giống như ví tiền của người dùng trên Internet để thực hiện các thanh toán trực tuyến. Ngoài một số ít ví điện tử đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép như Ngân lượng, Payoo, VinaPay, Mobivi... còn lại là một số lượng không nhỏ hoạt động tự phát ngoài luồng. Những đơn vị này không có hạ tầng thanh toán, không liên kết được với ngân hàng mà chỉ kết nối thông qua cổng thanh toán trung gian khác. Tuy nhiên, các dịch vụ này được cảnh báo là tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cho khách hàng. Có trường hợp đơn vị chủ quản đã lạm dụng khoản tiền giữ hộ của các giao dịch thanh toán để chiếm đoạt.

Ngoài ra, dịch vụ ví điện tử chưa được cấp phép còn có nguy cơ bị lấy mất dữ liệu do hạ tầng thanh toán yếu kém, chưa áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật như PCI DSS (chuẩn bảo mật dành cho các thành viên tổ chức thẻ quốc tế Visa). Trong trường hợp các đơn vị thành viên không đáp ứng đủ tiêu chuẩn PCI DSS thì có thể không được tiếp tục thực hiện hoạt động thanh toán trên mạng. Hiện có khá nhiều đơn vị không đạt chuẩn này do các yêu cầu rất khó thực hiện.

Ông Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban Truyền thông Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, cho biết với hoạt động thương mại điện tử đang phát triển khá mạnh thì việc áp dụng tiêu chuẩn PCI DSS hết sức quan trọng và tất nhiên hoạt động phải đúng luật, được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Vào cuối tháng 8-2012, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu rà soát lại toàn bộ hoạt động cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán tại các ngân hàng, tổ chức phi ngân hàng. Đây là động thái nhằm sàng lọc những đơn vị không đủ tiêu chuẩn, điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, giúp người mua tránh được rủi ro khi mua sắm trực tuyến.

NHƯ VŨ

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới