Mổ lấy khối u khổng lồ cho bệnh nhân 16 tuổi thường xuyên phải ngủ ngồi

Bệnh nhân là LH (sinh năm 2005, trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng), nhập viện trong trong tình trạng khó thở, tức ngực, không nằm ngửa được, phải thường xuyên ngủ ngồi.

Cách đây 6 tháng, em H. đau ngực, khó thở, nhưng vì dịch COVID-19 nên gia đình chần chừ không đưa đi bệnh viện. Tình trạng đau ngực và khó thở tăng nên bệnh nhân đi khám thì phát hiện khối u trong lồng ngực.

Em H. được điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng 6 đợt hoá chất nhưng thể tích khối u không giảm nên đã chuyển đến khoa Ngoại lồng ngực (Bệnh viện Đà Nẵng) để phẫu thuật.

Các bác sĩ đã bóc thành công khối u nặng hơn 3 kg cho bệnh nhân mà không để lại biến chứng. Ảnh: BVCC

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật theo đường mở ngực sau bên ngực trái, bóc tách khối u lớn kích thước 15x30cm, nặng hơn 3 kg, bám chắc vào trung thất và phổi trái gây xẹp hoàn toàn phổi trái bệnh nhân.

Sau gần 5 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy trọn khối u mà không để lại biến chứng. Hiện tại, em H. tỉnh táo, tự thở đều, dẫn lưu màng phổi trái ra ít dịch hồng. Bệnh nhân đang trong quá trình hồi phục sau mổ, có thể xuất viện trong 5 ngày tới.

Hiện sức khỏe của em H. đã ổn định và có thể xuất viện trong những ngày tới. Ảnh: BVCC

Mẹ bệnh nhân cho biết em H. bị tức ngực, khó thở gần 6 tháng nay, phải thường xuyên ngồi ngủ. Gia đình dự định đưa em vào Bệnh viện Chợ Rẫy để chữa trị nhưng vì dịch COVID-19 nên không đi được.

“Gia đình nghĩ rằng con sẽ không qua khỏi nhưng nhờ các bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng cứu chữa, con tôi đã lấy được khối u, hồi phục sức khỏe. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm hẳn, xin cảm ơn các bác sĩ rất nhiều”- chị xúc động.  

Theo bác sĩ Thân Trọng Vũ, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực (Bệnh viện Đà Nẵng), đây là trường hợp phức tạp, gây khó khăn bởi khối u có kích thước lớn, nằm chiếm gần hết khoang lồng ngực, chèn ép tim và gây xẹp hoàn toàn phổi trái. Các bác sĩ phải làm sao để đảm bảo lấy trọn khối u mà không gây vỡ u, đảm bảo an toàn và tránh các biến chứng.  

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bác sĩ Phòng khám vệ tinh Vĩnh Lộc B phối hợp với nhân viên y tế của Trạm y tế Vĩnh Lộc B xử lý vết thương cho một bệnh nhi. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Phòng khám đa khoa vệ tinh, cánh tay nối dài của BV

(PLO)- Sở Y tế TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ các phòng khám đa khoa vệ tinh trên địa bàn cải tiến, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng tốt và gần nơi ở nhất.

Đưa bệnh viện về gần dân nhưng vướng nhiều thứ

Đưa bệnh viện về gần dân nhưng vướng nhiều thứ

(PLO)- Tại TP.HCM, bên cạnh một số phòng khám đa khoa vệ tinh hoạt động khá hiệu quả vẫn có những phòng khám chỉ hoạt động cầm chừng hoặc được một thời gian thì đóng cửa do vướng thủ tục BHYT, thiếu nhân sự…

Người dân đang chờ khám bệnh tại Phòng khám đa khoa vệ tinh Linh Xuân, TP Thủ Đức, TP.HCM. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Trạm y tế đông nhờ phòng khám đa khoa vệ tinh

(PLO)- Việc đưa các chuyên khoa và nhân lực từ bệnh viện quận, huyện về tuyến dưới thông qua mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh giúp tăng cường năng lực y tế cơ sở, giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến trên.