Nghiên cứu cho thấy, nhiều khả năng Nga sẽ bắt đầu chiến tranh bằng một cuộc tấn công hai hướng qua biên giới Latvian, đưa các tiểu đoàn vũ trang hạng nặng từ phía bắc đánh về hướng nam, đẩy lùi liên quân Latvia và NATO và chiếm thủ đô Riga.
Sau đó, phần còn lại của 27 tiểu đoàn thiết giáp cơ động Nga sẽ vượt hồ Narva vào Estonia, tấn công khu vực lãnh thổ phía đông bắc nước này và tiến thẳng đến thủ đô Tallinn của Estonia.
Bản đồ miêu tả bước tiến của Nga trong viễn cảnh chiến tranh Châu Âu theo nghiên cứu của Mỹ.
Hy vọng duy nhất của NATO là tập trung lực lượng tại Tallinn và Riga cố gắng làm chậm bước tiến của Nga trên các tuyến đường chính. Nhưng cuối cùng, phương Tây vẫn 'sẽ phải tung ra một cuộc tấn công hạt nhân muộn màng'.
"Kết quả vẫn sẽ là một thảm họa cho NATO," báo cáo kết luận.
Nghiên cứu cũng cảnh báo, các lực lượng mặt đất NATO không có xe tăng chiến đấu, họ không phải đối thủ của Nga. Cơ động Nato cũng không thể so sánh với lực lượng Nga ở căn cứ quân sự Kalingrad Oblast.
Trong kịch bản đưa ra, NATO có một tuần để chuẩn bị công việc phòng thủ Đông Âu. Nhưng nghiên cứu cho biết ngay cả với sự trở giúp của không quân Mỹ, quân đội các nước vùng Baltic cũng sẽ không thể ngăn chặn Nga tiến công.
Bảy trong số mười hai tiểu đoàn NATO ở Đông Âu gồm quân đội các nước Estonia, Latvia và Lithuania chỉ là quân “nội địa”. Họ chỉ có một đội tàu bọc thép, một tiểu đoàn Stryker, và không có xe tăng chiến đấu, báo cáo giải thích.
Mặc dù lực lượng không quân của NATO rất mạnh nhưng sẽ là vô ích khi các lực lượng mặt đất bị quân đội Nga tấn công.
Kết quả nghiên cứu “trò chơi chiến tranh” là: NATO không thể bảo vệ thành công lãnh thổ của các nước thành viên," báo cáo cho biết. Báo cáo cho biết thêm một thất bại nhanh chóng khiến NATO có rất ít lựa chọn, tất cả các lựa chọn đều tối tăm.
Nghiên cứu khẳng định để tránh ‘một thất bại nhanh chóng và thê thảm’ như vậy đòi hỏi một nỗ lực hết sức nặng nề và tốn kém.
Không quân và pháo binh phải được yểm trợ với khoảng bảy lữ đoàn - ba trong số đó phải là lữ đoàn bọc thép mới có thể ngăn chặn sự sụp đổ nhanh chóng của các nước ven biển Baltic trước viễn cảnh chiếm tranh.Nhưng điều này sẽ ‘ngốn’ khoảng 2,7 tỷ USD một năm.
"Phương hướng ngăn chặn viễn cảnh tồi tệ không thể không tốn kém, chi phí hàng năm để duy trì lực lượng trên sẽ vào khoảng 2.7 tỷ USD," tác giả viết.
Nghiên cứu cũng cảnh báo, các lực lượng mặt đất NATO không đủ sức đối chọi với lữ đoàn tăng bọc thép hùng hậu của Nga
"Đó không phải là một con số nhỏ, nhưng trong bối cảnh một liên minh Châu Âu với tổng sản phẩm các nước tổng vượt 35000 tỷ USD và tổng chi tiêu quốc phòng hàng năm hơn 1000 tỷ USD thì khả năng chi trả là hoàn toàn có thể”.
Được biết, bản “báo cáo chiến tranh” được công bố một ngày sau khi chính quyền Obama đề xuất tăng gấp bốn lần kinh phí quân đội và huấn luyện ở châu Âu, như một phần của nỗ lực đẩy mạnh quân đội Hoa Kỳ ngăn chặn Nga bành trường lãnh thổ.
Tổng thống Barack Obama, trong lần đệ trình ngân sách cuối cùng trước Quốc hội năm nay sẽ yêu cầu tăng ngân sách quốc phòng từ 789 triệu USD lên 3.4 tỷ USD – Đó là một phần trong “Sáng kiến An toàn Châu Âu” vốn được Lầu Năm Góc công bố vào năm 2014 sau sự kiện Nga sáp nhập vùng bán đảo Crimea từng thuộc lãnh thổ Ukraine vào lãnh thổ của mình.