Nga sắp mang ra chiến trường át chủ bài phòng không mạnh hơn Patriot?

(PLO)- Giới quan sát cho rằng Nga có thể sẽ triển khai hệ thống phòng không S-400 được cho mạnh hơn Patriot để đối phó các đợt không kích của các lực lượng Ukraine. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hệ thống phòng không tiên tiến S-400 của Nga được thiết kế để bắn hạ các mục tiêu như máy bay không người lái (UAV) và các loại tên lửa hoạt động tầm xa, theo tờ EurAsian Times.

S-400 mạnh hơn Patriot của Mỹ?

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 là phiên bản nâng cấp của hệ thống phòng không di động tầm xa S-300 PMU2. Theo đó, S-400 có nhiều cải tiến hơn khi nó có nhiều hệ thống radar giúp tên lửa của hệ thống này phát hiện mục tiêu và bám mục tiêu hiệu quả hơn. Chẳng hạn như radar trinh sát 91N6E (có phạm vi tìm kiếm các mục tiêu trong vòng 600 km), radar điều khiển hỏa lực 92N6E (có khả năng dẫn bắn tên lửa ở cự ly 400 km), và radar quan sát di động 96L6E.

Hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ảnh: 19FORTY FIVE

Hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ảnh: 19FORTY FIVE

Ngoài ra, tổ hợp S-400 còn có nhiều xe hậu cần hỗ trợ như xe chỉ huy trung tâm 55K6E, xe tiếp đạn, xe mang tên lửa.

Nhà sản xuất S-400, công ty quốc phòng Almaz (Nga) cho biết mỗi tiểu đoàn S-400 gồm 3 khẩu đội có khả năng tấn công đồng thời 36 mục tiêu. Điểm mạnh của S-400 là có thể phóng nhiều loại tên lửa khác nhau, nên tạo được tính linh hoạt cao trong chiến đấu.

S-400 có thể bắn tên lửa 40N6E có tầm bắn lên tới 400 km (đây là loại tên lửa phòng không phóng từ mặt đất có tầm bắn xa nhất thế giới hiện nay); S-400 còn có thể bắn tên lửa 48N6E3 có tầm bắn 250 km, tên lửa 48N6E2 có tầm bắn 200 km và tên lửa 9M96 có tầm bắn 120 km.

Theo EurAsian Times, các thông số kỹ thuật của S-400 cho thấy một điều rằng loại hệ thống phòng không này mạnh hơn nhiều so với hệ thống phòng không mạnh nhất của Mỹ - Patriot. Patriot có cự ly bắn tối đa là 160 km, vẫn kém khá xa so với cự ly của S-400.

Tên lửa mang tầm chiến lược của Nga

Theo EurAsian Times, các thông số kỹ thuật ấn tượng của S-400 đã giúp Nga nắm trong tay “át chủ bài” mang tính chiến lược, khi hệ thống phòng không tối tân này có khả năng thay đổi "cán cân quân sự" tại những khu vực mà nó xuất hiện.

Đánh giá về hệ thống phòng không này, TS Robert Farley của ĐH Washington (Mỹ) nhận định S-400 là một hệ thống phòng không có khả năng bắn hạ các loại tên lửa đạn đạo mạnh mẽ nhất do khẩu đội của nó có thể bắn đi nhiều loại tên lửa khác nhau, và khẩu đội của nó có phạm vi tác chiến rộng (lên tới 400 km).

Binh chủng Moscow bắn pháo phản lực trong một cuộc tập trận tại TP Saint-Peterburg (Nga). Ảnh: MIL.RU

Binh chủng Moscow bắn pháo phản lực trong một cuộc tập trận tại TP Saint-Peterburg (Nga). Ảnh: MIL.RU

Ông Farley còn lưu ý rằng S-400 được trang bị hệ thống cảm biến tiên tiến nên nó có khả năng thiết lập các khu vực phòng thủ chắc chắn trước "các mối đe dọa từ trên không".

Không chỉ mang lại sức mạnh quân sự cho quân đội Nga, S-400 còn là công cụ quân sự ngoại giao đắc lực của Moscow. Hồi 2015, Nga bán hệ thống phòng không này cho Thổ Nhĩ Kỳ, động thái này đã khiến Mỹ và nội bộ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trở nên lục đục. Đây cũng là lý do khiến Washington loại Ankara khỏi dự án tiêm kích tàng hình F-35.

Bên cạnh đó, S-400 còn được triển khai tới nhiều “điểm nóng trên thế giới”. Từ năm 2016 tới nay, nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Belarus, Syria, hay các khách hàng vũ khí thân thiết của Mỹ như Saudi Arabia, Qatar đã bày tỏ muốn mua loại vũ khí phòng không này về cho lực lượng quân đội của mình.

S-400 sắp thực hiện nhiệm vụ quan trọng tại Ukraine?

Các cuộc không kích dai dẳng bằng máy bay không người lái (UAV) và hệ thống pháo phản lực bắn loạt cơ động cao (HIMARS) của quân Ukraine trong thời gian qua đã cho thấy lực lượng không quân của Ukraine đang ngày càng mạnh và quyết tâm chiến đấu của họ ngày càng cao, theo EurAsian Times.

Trong khi đó, những tổn thất của quân Nga ghi nhận tại hệ thống cơ sở hạ tầng và các đơn vị quan trọng như đơn vị tập kết khí tài quân sự, kho chứa nhiên liệu, sân bay, đường sắt,... đã phản ánh một thực tế rằng quân Nga đang lộ ra những điểm yếu đáng kể trong công tác phòng không của mình.

Điều này khiến giới quan sát tin rằng trong thời gian tới nhiều khả năng quân Nga sẽ triển khai hệ thống phòng không S-400 tại các đơn vị tiền tuyến quan trọng nhằm đẩy lùi những đợt không kích từ quân Ukraine, và tạo đà tiến cho quân Moscow trên chiến trường.

Theo EurAsian Times, trước đó quân Nga cũng từng dùng S-400 để chống lại các đợt không kích bằng HIMARS và hệ thống pháo phản lực bắn loạt (MLRS) của quân Ukraine tại chiến trường tỉnh Donbass (Ukraine).

Ông Mike Mihajlovic, chuyên gia quân sự tại Viện Quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) nhận định rằng ở thời điểm hiện tại S-400 được coi là hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới bởi nó là một hệ thống độc lập và có khả năng xử lý các mối đe dọa từ bất kỳ hệ thống phòng không nào, ngay cả Patriot của Mỹ. Ông còn lưu ý rằng bất kỳ loại vũ khí nào cũng tồn tại một số điểm yếu nhất định, nhưng ở S-400 điểm yếu đó lại rất nhỏ, và chỉ có những đơn vị không quân tiên tiến nhất mới tìm được điểm yếu này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm